Hãy cẩn thận khi bé bị vàng da!

0
108
Hãy cẩn thận khi bé bị vàng da!

Thông thường bé có thể bị vàng da sau khi sinh khoảng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên với những bé bị vàng da lâu ngày thì cha mẹ nên chú ý vì có thể gây nguy hiểm đến cơ thể của bé.

Bé sơ sinh bị vàng da lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng

Vì sao không nên chủ quan?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, trong vòng 3-5 ngày sau khi chào đời, các hồng cầu ở thai nhi sẽ bị vỡ và sinh ra các sắc tố vàng làm trẻ bị vàng da. Thường thì sẽ tự hết sau 7 ngày đến 10 ngày và sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe.

Tuy nhiên không nên chủ quan vì nếu bệnh vàng da của bé sơ sinh kéo dài hơn 10 ngày thì cha mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi, khám và điều trị. Nếu như không đưa đến ngay, có thể bé đã ở trong tình trạng bị tổn thương não và dẫn đến bại não. Thực tế có nhiều trường hợp bệnh vàng da không rõ ràng vì yếu tố sinh lý và bệnh lý nên cha mẹ khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi bé bị vàng da, hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế

Nên theo dõi bé như thế nào?

Ở vàng da bệnh lý thì mức độ hồng cầu bị vỡ sẽ nhiều hơn. Với những trẻ bị xuất huyết dưới bụng, thiếu men gan hoặc không trùng nhóm máu với mẹ thì mức độ vàng da sẽ nặng hơn nhiều. Bệnh vàng da nếu như để lâu không chữa trị có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây ra những rắc rối do chất bilirubin bị biến chứng, sau đó xâm nhập mạnh vào não của bé và ảnh hưởng đến não của bé, có thể dẫn tới nguy cơ bị tàn tật hoặc bại não. Cha mẹ nên có những biện pháp can thiệp sớm trước khi bệnh vàng da phát triển nhanh và ảnh hưởng đến não của bé.

Bệnh vàng da, nếu phát hiện càng sớm sẽ càng hạn chế được những biến chứng của bệnh. Cha mẹ có thể theo dõi bệnh vàng da của trẻ ở dưới ánh nắng hàng ngày của mặt trời. Lấy tay ấn vào vùng trán, ngực, bụng, chân, tay, đùi, cẳng chân… để xác định được vùng bị vàng da. Nếu khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da dưới chỗ bạn vừa ấn thì đúng là bé nhà bạn đã bị mắc chứng vàng da. Đây được coi là cách dễ nhận biết vàng da nhất ở trẻ.

Cơ thể bé có phạm bị vàng da càng rộng thì sự ảnh hưởng đến sức khỏe của bé càng lớn. Nếu bé chỉ bị vàng da vùng mặt, vùng cổ thì ảnh hưởng sẽ nhẹ hơn khi vàng da lan tới rốn, qua rốn, đến bàn tay, bàn chân. Vàng da có thể kèm theo các triệu chứng sốt, co giật, người gồng cứng… và nặng nhất có thể dẫn tới tử vong.

Để chữa trị hiệu quả nhất cho bé bị vàng da, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế được được đo lường mức độ vàng da và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.