Ngày Nhà giáo Trung Quốc
Lễ tưởng niệm ngày sinh Khổng Tử được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc cổ đại |
Giáo dục ở Trung Quốc có bề dày lịch sử như các quốc gia khác. Vào thời Xuân Thu (770 TCN – 476 TCN), các trường tư thục khá phổ biến. Nhiều học giả, giáo viên ở các trường học khác nhau đã truyền dạy kiến thức thông qua các phương pháp giảng dạy khác nhau. Những giáo viên Trung Quốc thời cổ đại thường được xã hội đánh giá cao và tôn trọng. Hiện Trung Quốc có Ngày Nhà giáo 10/9 hàng năm để tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của đội ngũ giáo viên cho xã hội.
Một thời gian dài trước khi có Ngày Nhà giáo Trung Quốc, giới học trò thường tri ân các giáo viên dạy họ vào dịp sinh nhật thầy của mình với một buổi lễ đơn giản nhưng trang trọng thời Tây Chu (1046 TCN – 771 TCN). Người Trung Quốc cổ đại bày tỏ sự đánh giá cao đối với các giáo viên bằng việc đốt một loạt pháo đặc biệt.
Kể từ thời nhà Tây Hán (202 TCN – 8 SCN), nhiều bậc hoàng đế trung Quốc chọn ngày 27/8 (theo lịch truyền thống của Trung Quốc) để tưởng nhớ những cống hiến, đóng góp to lớn của Khổng Tử trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục.
Trong triều đại nhà Đường (618 – 907), Lễ tưởng niệm Khổng Tử được tổ chức vào ngày sinh nhật của nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng này tại kinh đô cũng như tại các tỉnh thành khác trên cả nước. Giáo viên ở mọi cấp bậc được triều đình trao tặng những phần thưởng xứng đáng với những đóng góp, cống hiến của họ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Truyền thống này được thực hiện cho đến triều đại nhà Thanh (1636 – 1912).
Thu nhập của giáo viên Trung Quốc cổ đại
Thầy giáo Trung Quốc thời xưa thường được trả tiền dạy học bằng thịt khô. |
Ở xã hội Trung Quốc cổ đại, thu nhập của giáo viên được gọi là Xiushu, trong đó có một bó thịt khô. Vào thời điểm đó, thịt là vật phẩm khá sang trọng và quý giá. Chỉ những người lớn tuổi trong gia đình bình thường hay người giàu có mới được ăn thịt. Gia đình học sinh thường gửi tặng giáo viên của họ thịt khô để tỏ lòng tôn kính người thầy dạy con cái họ khi các trường học tư nhân đầu tiên xuất hiện.
Thông thường, Xiushu của giáo viên bao gồm: tiền lương và các món quà mà gia đình học sinh tặng thầy trong các dịp đặc biệt. Không có tiền học phí cố định, các bậc cha mẹ thường trả tiền dạy học con cháu mình cho giáo viên dựa theo thu nhập của gia đình. Theo đó, họ có thể trả phí dạy học cho học sinh bằng tiền và các thực phẩm cơ bản.
Vào ngày khai giảng và ngày kết thúc một năm học, cha mẹ thường gửi một khoản tiền lớn hay các quà tặng cho giáo viên. Đặc biệt, khi trẻ em đi học lần đầu tiên, các bậc cha mẹ nhất định phải tặng quà cho giáo viên.
Tại các trường tư nhân, người đứng đầu nhà trường gửi cho giáo viên những khoản tiền lớn và quà tặng vào các dịp: Lễ hội thuyền rồng, Rằm tháng Tám, Tết Nguyên đán, ngày sinh của Khổng Tử và ngày sinh nhật của giáo viên.
Mời thầy về dạy cho con
Bức tranh cổ vẽ các học trò tỏ lòng tôn kính khi theo học Khổng Tử. |
Ở Trung Quốc cổ đại, trẻ em bắt đầu đi học từ năm 4 – 7 tuổi. Do không có lịch trình học tập cụ thể nên điều quan trọng nhất đối với các bậc cha mẹ là chọn và tìm được thầy giỏi để dạy dỗ con cái họ hay một ngôi trường uy tín, có bề dày hoạt động.
Một số bậc cha mẹ còn viết thư mời thầy về dạy cho con. Nếu giáo viên đó đồng ý thì phụ huynh sẽ chọn một ngày cho con “bái sư” và theo học cũng như gửi tặng họ những món quà có giá trị. Đồng thời, cha mẹ cũng chuẩn bị cho con cái bút, nghiên, mực, giấy để bắt đầu quá trình học tập.
Phát hoảng với cách chữa bệnh đáng sợ thời Trung Cổ
Chữa đau họng bằng phân chó, khoan hộp sọ, thay máu… là các cách chữa bệnh thời trung cổ khiến chúng ta lạnh hết người. |
Những điểm đến không dành cho người yếu tim (P2)
Trước khi các bạn quyết định khám phá những địa danh này…xin nhắc lại đây không phải là nơi dành cho những người yếu tim |
Nguồn: Theo Kiến Thức/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.