Hệ sinh thái nước ngọt của Amazon nhạy cảm với suy thoái môi trường

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Conservation Letters tuần này cho biết các hệ sinh thái nước ngọt tại khu vực Amazon rất nhạy cảm với suy thoái môi trường.

Các hệ sinh thái sông, hồ và đất ngập nước – bao gồm khoảng một phần năm diện tích lưu vực sông Amazon – đang ngày càng bị xuống cấp bởi nạn phá rừng, ô nhiễm, xây dựng các đập nước và đường thủy cũng như tình trạng khai thác quá mức các loài động, thực vật.

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Leandro Castello, một nghiên hợp tác tại Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole (WHRC – Woods Hole Research Center), trong sự phối hợp với các nhà khoa học từ các tổ chức khác nhau ở Hoa Kỳ và Brazil. Các tổ chức gồm Viện nghiên cứu môi trường Amazon (IPAM), Đại học California tại Santa Barbara (UCSB), Viện Nghiên cứu không gian (INPE) của Brazil, và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC).

Sự đe dọa đối với hệ sinh thái nước ngọt Amazon gây tác động lớn tới các cư dân Amazon, những cư dân có tính lịch sử đã quá phụ thuộc vào các sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái nước ngọt mà họ được gọi là “dân tộc nước”.

Lượng tiêu thụ cá hiện tại tính trên đầu người của người Brazil khu vực Amazon cư trú ven sông trung bình vào khoảng 94kg/năm, cao gấp gần sáu lần so với mức trung bình của thế giới. Tăng áp lực đánh bắt cá đã thu hẹp kích cỡ của các loài được đánh bắt, một phần là do sự suy giảm các loài kích thước lớn, giá trị cao. Một thế kỷ trước, chiều dài dài tối đa có nghĩa là cơ thể của các loài chính đã được đánh bắt trong lưu vực là khoảng ~ 206cm – ngày nay nó chiều dài này chỉ còn là ~ 79cm.

Ngành khoa học và các chính sách ở Amazon đã tập trung chủ yếu vào rừng và mối liên quan của rừng đến đa dạng sinh học và lưu trữ carbon của rừng. Ba thập kỷ nỗ lực đã tạo ra một sự hiểu biết về một số quá trình chuyển đổi sinh lý quan trọng trong lưu vực, và thành lập một mạng lưới các khu bảo tồn, chủ yếu được thiết kế để bảo vệ rừng và sự đa dạng sinh học của rừng. Người ta ít chú ý tới các hệ sinh thái nước ngọt mà các hệ sinh thái này thông qua các chu trình thủy học, được kết nối với các hệ sinh thái khác tại các địa phương và các khu vực xa xôi khác, rất nhạy cảm với một loạt các tác động của con người.

Robin Abell, một nhà sinh học tại Quỹ Động vật hoang dã Thế giới nhận xét: “Bất chấp một số tiêu chuẩn toàn cầu rất cao về bảo vệ các hệ sinh thái trên cạn, bài báo này cho thấy các lỗ hổng quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái và các loài nước ngọt của Amazon”. Ví dụ như lưu vực sông Madeira bị đe dọa bởi khai thác dầu khí, nạn phá rừng và các con đập ở thượng nguồn của nó, mặc dù khu vực được bảo vệ bao gồm 26% diện tích lưu vực.

“Những áp lực mà các tác giả trình bày chi tiết cần được giải quyết bây giờ, trước khi cơ hội bảo tồn bị mất”. Abell cảnh báo, chi phí cho phục hồi có thể tốn kém hơn nhiều so với việc bảo vệ chủ động.

Các mối đe dọa chính đối với hầu hết các hệ sinh thái nước ngọt Amazon là sự biến đổi quy mô lớn của chế độ thủy văn tự nhiên của lưu vực.

“Có tổng cộng 154 đập thủy điện đang hoạt động, 21 đập đang trong quá trình xây dựng, và các dự án xây dựng 277 đập khác trong tương lai. Ngoài ra còn có hàng ngàn đập nhỏ nằm trên các dòng suối nhỏ để cung cấp nước cho gia súc”, đồng tác giả Marcia Macedo của WHRC nói.

“Các dự án cơ sở hạ tầng cùng với nạn phá rừng đã gây ra những thay đổi về lượng mưa trong khu vực, về cơ bản có thể thay đổi chế độ thủy văn của các hệ thống sông ngòi của Amazon”, bà nói thêm. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu không được kiểm soát, thay đổi thủy văn như vậy có thể phá vỡ sự di cư của cá và kéo theo giảm sản lượng thủy sản, đe dọa sinh kế ven sông và an ninh lương thực.

Sự bảo vệ thỏa đáng các hệ sinh thái nước ngọt Amazon đòi hỏi phải mở rộng các trung tâm rừng tập trung vào quản lý môi trường hiện hành và các chiến lược bảo tồn bao gồm các hệ sinh thái thủy sinh. Bằng cách xây dựng dựa trên các khu bảo tồn hiện có, có thể phát triển một sườn đê bảo tồn dựa trên dẫn nước sông bảo vệ cả các hệ sinh thái dưới nước và trên cạn, bảo vệ một cách hiệu quả hệ thống rừng – sông Amazon.

Lưu vực sông Amazon kéo dài trên sáu quốc gia, Brazil, Bolivia, và Peru là ba quốc gia chiếm hầu hết diện tích lưu vực. Do đó, “Tiếp cận lưu vực này là rất nguy cấp, trong điều kiện để các nỗ lực quản lý và bảo tồn quốc gia” đồng tác giả, Tiến sĩ Laura Hess của Viện nghiên cứu Trái đất, UCSB cho biết.

“Khắp mọi nơi đều có những vấn đề về môi trường, nhưng trong trường hợp với các hệ sinh thái nước ngọt của Amazon thì khác, vì không ai nói về nó. Các vấn đề của nó đã bị che dấu”, Castello phát biểu. Nhấn mạnh sự cần thiết cho một sự thay đổi, ông nói thêm, “Những bước tiến đáng kể trong việc bảo tồn Amazon đã đạt được trong việc chống lại nạn phá rừng vì nạn phá rừng đã được nghiên cứu và theo dõi hàng năm. Bây giờ chúng ta cần làm như vậy đối với những hệ sinh thái thủy sinh này”.

 

Theo Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)