Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, bánh tráng trộn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh tiềm ẩn nguy hiểm sức khỏe.
-
1
Bánh tráng ẩm mốc
Bánh tráng là nguyên liệu cơ bản của món bánh tráng trộn. Tuy nhiên, hầu hết bánh tráng dùng để làm món này đều chưa được kiểm duyệt, không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Đồng thời, sau khi sơ chế, bạn khó có thể nhận ra màu sắc cũng như mùi vị ban đầu của bánh tráng trộn. Và tất nhiên, bạn cũng không thể biết được bánh tráng trộn có đảm bảo chất lượng hay đã bị quá hạn, ẩm mốc. Vì lợi nhuận, một số chủ cửa hàng có thể trộn lẫn bánh tráng kém chất lượng.
Thậm chí, một số hàng quán bày bán tại vỉa hè, góc chợ không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản. Thường xuyên ăn món này có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn.
-
2
Mực khô, bò khô giả
Bạn có đảm bảo mực khô, bò khô trong bánh tráng trộn là đảm bảo chất lượng? Các loại cá mực khô, bò khô giả bày bán tràn lan trên thì trường với giá rất rẻ lại được xé sẵn, đóng sẵn vào túi nilon hay thùng giấy rất gọn nhẹ.
Mực khô giả có thể được làm từ bã sẵn, nhựa cao su dẻo… ngâm trong nước mực. Còn bò khô giả thường được làm bằng lõi sắn có tẩm gia vị và phẩm màu khiến mắt thường thậm chí ăn vào vẫn không thể phát hiện được. Những thành phần này khi ăn đều rất nguy hiểm!
-
3
Các loại sốt me, sa tế trộn từ dầu thải
Sốt me, sa tế sẽ khiến món bánh tráng trộn trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, hầu hết các cửa hàng đều tự làm các loại nước sốt này hoặc mua từ những cơ sở chế biến thủ công. Không ai có thể đảm bảo quá trình làm nước sốt an toàn vệ sinh hay nguyên liệu chất lượng.
Sa tế hoặc nước sốt me có thể được làm bằng cách tái chế dầu ăn thải không rõ nguồn gốc trộn chung với ớt khô xay, cho vào lọ cũ, dùng đi dùng lại. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
-
4
Túi đựng từ nhựa tái chế độc hại
Những túi bọc nilon dùng để đựng bánh tráng trộn thường không đảm bảo về chất lượng và an toàn sức khỏe. Phần lớn các loại túi này thường rất rẻ.
Các loại túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) cùng với các chất phụ gia giúp nó mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Ngoài ra, các phẩm màu, kim loại nặng… ở trong túi nilon có thể lây nhiễm sang thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
-
5
Chế biến mất vệ sinh
Quá trình chế biến bánh tráng trộn thường không đảm bảo an toàn vệ sinh. Bạn không thể kiểm soát được những vật dụng chế biến như chậu nhựa, xông nồi, túi nilon… Thậm chí, nhiều người sử dụng găng tay nhiều lần, hoặc dùng tay không để nhào bánh tráng trộn.
Bên cạnh đó, rau răm, xoài xanh, trứng cút cũng không đảm bảo chất lượng, hay được sơ chế từ rất lâu, không làm sạch trước khi dùng. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh bạn nên chế biến món bánh tráng trộn tại nhà của mình.