Các vụ nổ này tạo ra những đám mây năng lượng, gây bão từ, ngắt đường dây điện và làm gián đoạn giao thông liên lạc. Chuyến khảo cứu này sẽ giúp các khoa học gia dự báo được bão từ trong tương lai.
Nghiên cứu mới sẽ giúp đề phòng bão từ (Ảnh: BBC) |
Ông Mike Kaiser, chuyên gia về dự án Stereo tại Trung tâm Du hành Vũ trụ Goddard của Nasa nói: “Qua phi vụ Stereo, chúng tôi muốn tìm hiểu CME hình thành như thế nào và di chuyển trong Thái dương hệ ra sao”.
Phi vụ này phóng hai phi thuyền bằng tên lửa Delta-2 từ Cape Canaveral, Florida. Hai phi thuyền này sẽ cập vào quỹ đạo Mặt trời, một chiếc trước một chiếc sau để tạo ra hình ảnh ba chiều.
Quan ngại lớn
Các vụ nổ xảy ra khi các “vòng’ vật chất phía trên bề mặt mặt trời bất ngờ nổ, tung nham thạch nóng hàng ngàn độ C vào không trung.
Nham thạch này được cấu thành từ các chất hydrogen và helium. Một vụ nổ CME chứa hàng tỷ tấn vật chất này và di chuyển khỏi mặt trời với tốc độ 400km/giây. Đa số các vụ này không có liên quan gì tới Trái đất, nhưng có một số hướng về phía hành tinh của chúng ta.
Dự bão được di chuyển của chúng có thể giúp dự báo được bão từ để có biện pháp phòng vệ. Hiện tại, các trạm quan sát Mặt trời rất khó khăn trong việc xác định chính xác hướng đi của CME.
Bằng việc sử dụng hai phi thuyền trên quỹ đạo để quan sát Hệ Mặt trời, các khoa học gia có thể nhận biết ngay lập tức khi đám mây nham thạch di chuyển về hướng trái đất. Trên mỗi phi thuyền có 16 dụng cụ thiên văn như kính viễn vọng, cùng các thiết bị để phân tích hạt CME.
Theo BBC