Thời cổ đại và phong kiến, hoàng đế là tượng trưng cho quyền uy, quyền lực, vậy đêm động phòng của hoàng đế có gì khác biệt với người thường?
Khi một mỹ nhân được đưa vào hậu cung của hoàng đế để trở thành mẫu nghi thiên hạ, các nghi thức so với nghi thức cưới hỏi của dân gian cũng tương tự. Một là cũng phải tuân thủ 6 nghi lễ đã được ghi trong Lễ ký, tức là gồm: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghênh.
Điểm khác biệt trong hôn nhân của hoàng đế là nghi thức hoành tráng hơn và tinh tế hơn. Người được chọn làm hoàng hậu cũng có thể được tiếp người của hoàng đế sai đến tặng lễ nhưng nhà vua tuyệt đối không thân chinh đi nghênh thân mà để người nhà của hoàng hậu đưa dâu đến.
Khi hoàng hậu và hoàng đế kết hôn cũng phải tiến hành động phòng nhưng so với động phòng của dân gian thì không giống. Vua và hoàng hậu động phòng không ở trong tẩm cung, cũng không có nơi cố định. Hễ cử hành nghi thức hôn lễ ở đâu thì tổ chức đêm động phòng ở đó.
Điểm khác biệt trong hôn nhân của hoàng đế là nghi thức hoành tráng hơn và tinh tế hơn.
Trong hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, thường tổ chức hôn lễ ở cung Khôn Ninh. Trong văn hóa Trung Quốc, cung Khôn Ninh là cung thứ ba trong ba cung của hậu cung. Thời nhà Minh, cung Khôn Ninh là nơi hoàng hậu ở. Đến thời nhà Thanh, người ta lấy 2 gian phía Đông của cung này làm nơi động phòng của hoàng đế khi kết hôn, 5 gian phía Tây đổi thành thần đường thờ tự Tát Mãn giáo.
Thời nhà Thanh, nghi lễ nghênh thú (đón dâu) trong cuộc đại hôn của hoàng đế rất hoành tráng và đáng chú ý. Tân hoàng hậu được kiệu từ cửa Đại Thanh đi tới, qua cửa Thiên An, Ngưu Môn thẳng vào hậu cung. Còn các phi tần thông thường tiến cung, chỉ được đi vào cửa Thần Vũ là cửa sau của Tử Cấm Thành mà thôi.
Khi hoàng hậu và vua động phòng so với người dân tầm thường động phòng lại càng hào hoa. Tuy nhiên cũng không thể thiếu tập tục dán chữ song hỷ đỏ và câu đối chúc phúc. Khắp trong căn phòng tân hôn cũng tràn ngập màu đỏ để tạo không khí vui vẻ phồn thịnh. Trước giường sẽ treo một cái “trướng bách tử” (là cái trướng thêu hình 100 đứa trẻ để ngụ ý chúc nhà vua sinh được nhiều quý tử – chú thích người dịch).
Trên giường sẽ đặt một cái “bách tử bị” tức là cái khăn trải giường hoặc cái chăn có thêu hình 100 đứa trẻ. Đầu giường treo lửng cái màn gấm có thêu hình rồng phượng song hỉ. Xem ra gia đình đế vương cũng mong nhiều con nhiều phúc.
Thời Tùy – Đường, nơi diễn ra động phòng trong đại nội hoàng cung không những phải trải thảm mà còn phải bày trí nhiều bình chướng, rồng phượng ở cả bốn mặt của giường. Có thể thấy thời đó buồng động phòng trong hoàng cung thiết trí rất kín đáo.
Hôn lễ của vua và hoàng hậu tất nhiên không có chuyện om sòm náo động nhưng lễ tiết là không thể thiếu. Sau khi vua và hoàng hậu vào trong phòng tân hôn, trước hết phải làm gì? Trong nhân gian, tân lang tân nương khi đã vào trong phòng tân hôn có thể vội vã lên giường. Hoàng hậu và vua thì không được như vậy. Phải làm xong mọi nghi thức rồi mới có thể cùng hưởng đêm xuân.
Hôn lễ của vua và hoàng hậu tất nhiên không có chuyện om sòm náo động nhưng lễ tiết là không thể thiếu.
Thời nhà Thanh, hoàng hậu vào động phòng một lúc, hoàng đế cũng mặc long bào cát phục, do thân vương gần gũi hộ tống từ cung Càn Thanh đến cung Khôn Ninh. Sau khi vén khăn đội đầu của hoàng hậu ra, vua và hoàng hậu cùng ngồi trên giường hỷ long phượng, một nữ hầu dâng lên một chậu đồng bên trong đựng những cái bánh tròn gọi là “tử tôn bột bột”.
Sau đó lấy đệm và lập bàn tiệc, thái giám và nữ quan mời vua và hoàng hậu ngồi đối diện, 4 phúc tấn phục thị yến tiệc hợp cẩn. Trong tiệc hợp cẩn, vua và hậu đối cùng uống rượu. Lúc này trước cửa sổ bên ngoài điện có bố trí thị vệ dùng tiếng Mãn hô: “Giao trúc ca”.
Trong văn hóa Trung Quốc, sau khi xong lễ hợp cẩn thì ngồi vào trướng. Buổi tối, quan nữ phục vụ, phúc tấn phục vụ vua và hoàng hậu ăn mì trường thọ. Ăn xong mới bắt đầu hưởng thụ thú vui cá nước gặp nhau của nam nữ.