Một nghiên cứu do trường Đại học Duke thực hiện cho thấy những hoang mạc ở châu Phi – nơi loài sư tử coi là ngôi nhà lý tưởng, đang dần biến mất với tỷ lệ đáng báo động.
Phân tích hình ảnh chụp được từ vệ tinh, các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 32.000 con sư tử đang sống trên những hoang mạc ở châu Phi, giảm khoảng 100.000 con so với thời điểm năm 1960.
Phần lớn số lượng sư tử giảm xảy ra ở Tây Phi, nơi con người phát triển nhanh trong ba thập niên vừa qua.
Ông Stuart Pimm, nhà nghiên cứu của trường Đại học Duke, cho biết: “Chỉ cỏ khoảng 25% hệ thống môi trường còn sót lại. Đây là một con số đáng báo động vì chỉ cách đây vài chục năm, hệ thống môi trường này lớn gấp ba lần nước Mỹ”.
Ông Pimm cũng chỉ trích việc con người sử dụng quá nhiều tài nguyên đất và đẩy nhanh những tiến độ xây dựng các công trình, làm ảnh hưởng tới nơi loài sư tử sinh sống.
Cũng nhờ những hình ảnh có độ nét cao chụp từ vệ tinh, ông Pim và những người đồng nghiệp vẫn thấy được các khu vực được loài sư tử ưa thích ở châu Phi.
Theo hình ảnh có được, hiện chỉ còn khoảng 67 hoang mạc riêng biệt ở châu Phi, nơi có lượng mưa xấp xỉ hàng năm khoảng từ 28cm đến 150cm.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10 khu vực được coi là “thành trì” của loài sư tử, nơi không có sự hiện diện của con người xung quanh. Phần lớn những nơi này là trong các công viên quốc gia.
Theo Vietnam+