Hiện nay, cúng tết cô hồn không còn là một hành động mê tín nữa khi các nhà ngoại tại Việt Nam và trên thế giới đều thừa nhận và chứng minh được sự tồn tại của thế giới âm linh.
Thế giới âm linh không chỉ có các ‘dông’ hồn xa lạ mà còn có ‘dông’ hồn của những người thân quen vẫn chưa được siêu thoát. Nghi thức cúng cô hồn nói chung và bài cúng cô hồn nói riêng được xem như một hành động từ bi bác ái, muốn chia sẻ đau khổ của chúng sanh đang sống bơ vơ, bị đói, bị khát, không thể siêu thoát và không được người thân cúng kiến, đồng thời mong muốn mang đến cho họ một cái tết đầy đủ, vui vẻ.
Bài cúng cô hồn chuẩn cầu mong các ‘dông’ ăn tết vui vẻ
Tham khảo thủ tục và bài cúng cô hồn chuẩn sau nhé!
-
1
Đồ cúng cô hồn
Cùng với văn cúng cô hồn thì việc chuẩn bị đầy đủ các món lễ vật cúng cô hồn là một hành động bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, đồng thời là cách bố thí giúp cho chúng sanh không còn bị đói khát nữa.
Để thực hiện bài khấn cúng cô hồn thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các đồ cúng sau đây:
– Hỗn hợp muối và gạo: 1 đĩa
– Cháo trắng nấu loãng: 12 chén nhỏ; hoặc có thể thay bằng cơm vắt: 3 vắt
– Bắp rang
– Mía: chặt từng khúc nhỏ, mỗi khúc dài khoảng 15 cm, để nguyên vỏ
– Đường the: 12 cục
– Bánh, kẹo
– Nước: 3 ly nhỏ
– Nhang: 3 cây
– Nến nhỏ: 2 cây
– Áo, tiền và vàng bạc bằng giấy
Các lễ vật để cúng cô hồn
Sau khi chuẩn bị xong đồ cúng thì bạn đặt lễ ngoài hành lang rồi mới tiến hành đọc văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7 để cầu mong cho chúng sanh no đủ và an vui. Lưu ý là muối, gạo và cháo không cần nhiều vì trong bài cúng cô hồn, bạn đã có câu cậy nhờ chú biến thực biến hoá thực phẩm thành hằng hà sa số rồi.
-
2
Cách khấn vái cúng cô hồn
Để có một bài văn cúng cô hồn hoàn hảo thể hiện được mong muốn và lòng thành tâm của bạn dành cho những ‘dong’ hồn chưa siêu thoát thì bạn cần khấn theo trình tự sau:
– Khấn tinh pháp giới chân ngôn: “Ôm lam, ôm sĩ lâm” 7 lần.
– Khấn chân ngôn phá địa ngục: “Án già ra để dạ, ta bà ha” 7 lần.
– Khấn chân ngôn biến thực: “Nam mô tát phạ đát tha, nga đà phạ lô chỉ đế, án tám bạt ra, tám bạt ra hồng” 7 lần. (câu khấn này có tác dụng nhờ cậy biến hoá thực phẩm cho nhiều).
– Khấn chân ngôn cam lồ thuỷ: “Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Ám tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha” 7 lần. (câu khấn này có tác dụng nhờ cậy biến nước uống cho nhiều).
Tiến hành khấn cúng cô hồn ở ngoài hành lang trước nhà
Sau khi khấn các câu trên xong, bạn bắt đầu xưng hô tên tuổi và gọi các ‘dong’ hồn về hưởng sự bố thí:
“Con tên… tuổi… ngụ tại (thường trú hay tạm trú) số nhà…, phường (xã), quận (huyện)… Ngày hôm nay… tháng …năm …. Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ và cùng với con niệm Phật cầu vãng sanh”.
Khấn cúng cô hồn cầu mong một cái tết vui vẻ cho chúng sanh
Tiếp đến là các câu niệm cầu Phật vãng sanh theo trình tự sau:
– Niệm “Nam mô a di đà phật” 10 lần hoặc có thể là niệm nhiều hơn nữa.
– Niệm “Nam mô đa bảo như lai” 10 lần.
– Niệm “Nam mô bảo thắng như lai” 10 lần.
– Niệm “Nam mô quảng bác thân như lai” 10 lần.
– Niệm “Nam mô diệu sắc thân như lai” 10 lần.
– Niệm “Nam mô ly bố uý như lai” 10 lần.
– Niệm “Nam mô cam lồ vương như lai” 10 lần.
Cuối cùng, sau khi thực hiện xong bài cúng cô hồn, bạn có thể khấn cầu mong cho gia đình mình được mạnh khoẻ, may mắn, bình an hay cầu mong bất cứ điều gì tuỳ ý.
Với mẹo vặt gia đình này, hy vọng bạn đã biết cách chuẩn bị lễ vật, khấn cúng cô hồn và cầu mong bình an cho gia đình mình rồi nhé.
>> Cách cúng cô hồn đúng nhất để tránh rước vong vào nhà
>> Tháng cô hồn nên làm gì để tránh xui, gặp bình an?