Hướng dẫn bài thuốc quý từ rau bù ngót

Bệnh lậu: Cách phòng và điều trị

Bù ngót (hay còn gọi là bồ ngót), là loại rau rất quen thuộc với người dân Việt Nam, dễ trồng, mau cho lá sử dụng được. Dưới đây là một số cách chế biến rau bù ngót thành các món ăn có công dụng chữa bệnh, theo hướng dẫn của lương y.

  • 1

    Để bổ dưỡng, dùng rau bù ngót nấu với giò heo, hoặc nấu với thịt heo nạc băm nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa dùng.

  • 2

    Trẻ em hay bị tưa lưỡi có thể dùng rau bù ngót còn tươi (chừng 10g) đem rửa sạch, giã nhuyễn, rồi cho ít nước chín để nguội vào, vắt lấy nước và thấm bông gòn hay vải thưa (sạch) đánh lên lưỡi, lợi.

  • 3

    Sản phụ bị sót nhau sau sinh có thể dùng một ít lá bù ngót còn tươi, rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào ít nước sôi để nguội, gạn lấy nước (độ 100 ml), chia làm hai lần dùng trong ngày (mỗi lần cách nhau độ 10 phút). Dùng khoảng nửa giờ sau thấy hết đau bụng thì có hiệu quả (nhau còn sót đã ra hết). Nếu không, tình trạng nặng cần đến bệnh viện để được xử trí.

  • 4

    Chữa đau mắt đỏ, nhức mắt khó chịu, có thể dùng lá rau bù ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu tằm 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g (tất cả đều còn tươi), đem sắc (nấu) nước, dùng nước này để uống trong ngày.

  • 5

    Những trường hợp bị hóc xương nhẹ, xương nhỏ, thì có thể dùng bù ngót (cả thân và lá còn tươi) đem giã nhỏ, vắt lấy nước ngậm vào miệng và nuốt chậm rãi từ từ sẽ hết. Nếu nặng cần đến khám, xử trí ở chuyên khoa tai mũi họng.