Nguyên tắc đầu tiên là nên tranh luận sớm và thường xuyên. Nếu có điều làm bạn khó chịu, bạn nên nói sớm. Không để 6 tháng sau (hoặc lâu hơn) mới bới lại chuyện cũ. Hãy rõ ràng và thẳng thắn khi tranh cãi với người bạn đời.
-
1
Sử dụng đại từ nhân xưng ‘Em (Anh)…’
Thử nói: “Em lo vì anh đã tiêu nhiều tiền quá. Em không biết anh đã tiêu vào việc gì” thay vì: “Anh là đồ hoang phí, luôn vung tay quá trán” – câu nói chỉ khiến đối phương bực tức và muốn đối đầu.
-
2
Không bạo lực và xúc pham nhau
Không lạm dụng thể chất (cắn, cào, cấu, đá…) và không chửi tục, lăng mạ hay xúc phạm nhau. Nếu bạn thấy chồng quăng quần áo trên sàn nhà mà lại sửng cổ: “Anh bẩn như con lợn” thì rõ ràng, bạn đang khởi động cho một cuộc cãi cọ nảy lửa. Điều duy nhất anh ấy phản ứng sau một lời xúc phạm là lăng mạ lại vợ.
-
3
Không có người thứ ba
Nói xấu chồng với gia đình, bạn bè không phải cách hay. Chắc chắn, sẽ có lúc bạn cần thêm “đồng minh” nhưng nếu đang cãi cọ, bạn lại hét lên: “Anh Hải – bạn anh cũng bảo anh sai rồi” thì không phải cách giải quyết.
-
4
Tập trung
Nếu “chiến tranh” bùng nổ, hãy dừng mọi việc bạn đang làm. Không nhắn tin, không xem tivi cho đến khi thỏa hiệp xong. Ngoài ra, chỉ nên cố gắng giải quyết các vấn đề đang phát sinh, không phải chuyện khác.
-
5
Hãy nghỉ ngơi
Nếu một trong hai bạn đang “siêu nóng”, hãy cho nhau những phút xả hơi ngắn. Chỉ cần nói: “Em muốn nghỉ một chút” và hạ nhiệt.
30-45 phút là ý tưởng để bạn làm mát tâm trạng. Khi tranh cãi lên tới đỉnh điểm, chúng ta tạo ra phản ứng sinh lý như tăng nhịp tim và huyết áp. Khi ấy, chắc chắn bạn không thể còn đủ sáng suốt để tranh luận một cách tích cực.
-
6
Không ‘chiến tranh lạnh’
Bạn có thể nhầm tưởng là khi im lặng, đối tác của bạn buộc phải suy nghĩ về những sai lầm của anh ấy. Hoặc đó là cách bạn tránh xung đột. Nhưng bạn chỉ làm mọi thứ tệ hơn.
-
7
Đồng ý có bất đồng
Không thể giải quyết triệt để mọi chuyện trong gia đình. Do đó, hãy chấp nhận có những bất đồng. Hãy tự nhắc nhở: “Mình có ý kiến riêng thì chồng mình cũng thế” và biết tôn trọng quan điểm của nhau.
-
8
Không đổ lỗi
Mục đích của tranh cãi là đôi bên biết chịu trách nhiệm và đồng lòng giải quyết. Nếu bạn đổ lỗi cho người bạn đời tức là bạn dồn mọi gánh nặng tội lỗi lên anh ấy. Như thế thật không công bằng.
-
9
Đừng nói những lời phải hối
Tránh nói: “Giờ thì tôi hiểu vì sao người yêu cũ của anh bỏ anh” hoặc xúc phạm nặng nề người bạn đời.