Đối với phái đẹp việc sắm cho mình hai hay ba sản phẩm trang điểm trở lên thì cũng không có gì lạ. Ngoài ra, đối với một số bạn gái, mỗi ngày hầu như không thể thiếu trang điểm mới có thể bước chân ra ngoài giao lưu và gặp gỡ. Tuy nhiên, ít ai biết được đối với đa số các mặt hàng trang điểm này, khi mở nắp sử dụng thì tuổi thọ của sản phẩm thật sự “không được kéo dài” như phái đẹp hay nghĩ. Đặc biệt, đối với những sản phẩm được nhập từ nước ngoài.
Vậy làm thế nào để biết được hạn sử dụng của các sản phẩm cũng như giúp an toàn cho việc sử dụng mỹ phẩm. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết xem hạn sử dụng mỹ phẩm sau đây nhé.
Hạn sử dụng của các loại mỹ phẩm thông thường.
1. Hạn sử dụng các loại mỹ phẩm thông dụng
– Mascara: Là công cụ làm đẹp được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Nhưng tuổi thọ của nó chỉ khoảng 3 tháng sau khi mở nắp sử dụng. Loại sản phẩm này rất dễ hút vi khuẩn do độ ẩm cao, vì vậy phải chú ý giữ gìn, vặn kín nắp sau khi dùng và hạn chế kéo cây wand lên xuống nhiều lần.
– Son môi: Tên tiếng anh hay gọi Lipstick. Loại này hạn dùng trong khoảng 2 năm sau khi đã khai tem sử dụng. Cách phổ biến bảo quản son môi chưa dùng là cho nó vào tủ lạnh, như vậy son môi được giữ lâu hơn. Thông thường, nếu bạn ngửi thấy son môi có mùi hôi, thì nên mua son khác dùng đi nhé.
Son Lip gloss: Hạn dùng từ 6 tháng đến 12 tháng.
Son Lip liner: Hạn dùng khoảng 3 năm.
– Phấn má hồng: Hay gọi là Blush. Loại phấn hồng dạng bột (Power Blush) thường hạn dùng chỉ là 2 năm. Còn đối với phấn hồng loại kem (Cream Blush) hạn dùng từ 12 tháng đến 18 tháng. Khi sử dụng quá hạn các loại phấn hồng này bạn nên mua sản phẩm mới, đừng vì tiếc tiền mà làm da mặt kém xinh.
– Nước hoa (Perfume): Loại sản phẩm thông dụng và ưa dùng của phái đẹp. Trong trường hợp bạn bảo quản nơi khô thoáng, thì có thể sử dụng nó từ 2 năm đến 3 năm.
– Phấn mắt (Eye shadow): Tuổi thọ chung thông thường của phấn mắt là khoảng 2 năm. Đối với phấn mắt loại bột (Power Eye shadow) thì khoảng 2 năm. Với phấn mắt loại kem (Cream Eye shadow) thì chỉ từ 6 tháng đến 12 tháng.
– Phấn nền (foundation):
Loại phấn bột khô (powder foundation) có thể dùng từ 2 đến 3 năm.
Loại phấn kem (Liquid or stick foundation) chỉ dùng được trong vòng 12 tháng.
Loại phấn nền cho da dầu (water-based foundation) cũng có hạn dùng trong vòng 12 tháng. Bạn có thể nhỏ vài giọt alcohol-free vào phấn để sử dụng đúng 1 năm cho loại phấn này.
Loại phấn nền cho da khô (oil-based foundation) với hạn sử dụng khoảng 18 tháng.
– Kem chống chống nắng (Sun Block Lotion): Hạn sử dụng chỉ từ 3 tháng đến 6 tháng. Trường hợp nếu ít khi sử dụng, bạn chỉ nên mua loại chai nhỏ, bảo quản nơi khô thoáng và trắng ánh nắng mặt trời.
– Kem lót (Facical Moisturizer): Hạn dùng 6 tháng đến 1 năm.
– Kem che khuyết điểm (Concealer): Hạn dùng là 1 năm.
– Sơn móng tay (Nail Polish): Các loại sơn móng tay từ lúc mở nắp không bị đặc lại từ 4 đến 12 tháng.
– Các loại chì kẻ mắt, môi và chân mày (liner): Thông thường chỉ sử dụng trong vòng từ 2 năm đến 3 năm. Riêng loại chì kẻ nước dành cho mắt (liquid eye liner) chỉ có hạn dùng trong 3 tháng.
– Các loại kem dưỡng có tên gọi như Cream For Face, Throat, Hand, Body: Hạn dùng khoảng 6 tháng kể từ lúc mở nắp sản phẩm. Những loại kem này dễ bị nhiễm vi khuẩn và thay đổi theo thời gian, nên bạn cần lưu ý kỹ với hạn sử dụng của nó.
2. Đối với các mỹ phẩm của nước ngoài
Để tránh mua nhầm hàng giả và không phải lơ mơ về hạn sử dụng của các sản phẩm ngoại nhập. Chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số mẹo để nhận biết xuất sứ và hạn dùng của mỹ phẩm trước khi bạn quyết định mua hàng.
Phần ghi hạn sử dụng của các loại mỹ phẩm nước ngoài.
Đối với hầu hết các mỹ phẩm nhập từ Mỹ về, có một loại là “Hạn sử dụng sau khi mở nắp” ký hiệu là PAO (viết tắt của chữ Period After Opening). Các sản phẩm chăm sóc da, foundation, primers, mascara… sẽ ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp sản phẩm. Các bạn có thể tìm thấy thông tin trên bao bì bằng ký hiệu chữ M (viết tắt là Month). Nếu ghi 12M = 12 tháng = 1 năm. Ngoài ra với những sản phẩm không ghi PAO thì hạn sử dụng thông thường sẽ là 3 năm.
Đối với những sản phẩm có hạn dùng dưới 30 tháng, trên bao bì sẽ ghi rõ hạn sử dụng bằng những từ thông dụng như “Use by” hoặc “Best by”, hay “Exp”(= Expiration date).
Đối với những sản phẩm có hạn dùng trên 30 tháng, trên bao bì không ghi hạn sử dụng. Vì vậy, các bạn phải kiểm tra batch code của bao bì. Batch code sẽ bao gồm thông tin nhà sản xuất + tháng và năm sản xuất.
3. Đọc mã vạch sản phẩm để biết nguồn gốc và ngày sản xuất
Cách đọc mã vạch sản phẩm.
Thông thường để đọc được mã vạch tìm ra nguồn gốc xuất xứ sản xuất ra sản phẩm là rất khó. Nhưng hầu hết điểm chung của mã vạch là 2 – 3 số đầu trong mã vạch là qui ước về quốc gia. Nước Anh được qui ước là 50, Việt Nam là 893. Còn lại hầu như là mã doanh nghiệp và mã hàng hoá.
Mã vạch sản phẩm tập hợp ký hiệu các vạch đậm nhạt, dài ngắn khác nhau. Có 2 nhóm mã vạch phổ biến là EAN-13 và EAN-8, đây là nhóm mã vạch thuộc châu Âu và châu Á là chủ yếu. Nhóm này có tiêu chuẩn độ cao mã vạch là từ 21,64mm đến 26,66mm. Và độ dài từ 26,73mm đến 37,29mm.
Ngoài ra, còn có những sản phẩm hàng hoá mà mã số tập hợp trên 13 chữ số sẽ đi với mã vạch không có độ cao và độ dài. Ví dụ như sản phẩm điện thoại di động, mã số dài và mã vạch cũng không theo nguyên tắc độ cao như trên. Hơn nữa, những điện thoại di động có đến 15 chữ số mà chiều cao mã vạch là nhỏ hơn 10mm, biểu tượng mã vạch sẽ dán bên trong máy nhằm để đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.