Kazakhstan mắc nợ để cứu biển chết

Kazakhstan mắc nợ để cứu biển chết

Chính phủ Kazakhstan đã có được khoản vay nhiều triệu đôla từ Ngân hàng Thế giới để cứu biển Aral – một thảm họa môi trường nhân tạo tồi tệ nhất trong lịch sử. Số tiền sẽ được dùng để xúc tiến giai đoạn hai của dự án nhằm cứu vùng phía bắc của biển nội địa này.

Thảm họa biển Aral được xem là thảm họa sinh thái nhân tạo lớn nhất trên hành tinh, bắt đầu từ thời kỳ Xô Viết, khi mà nước từ những dòng sông được dẫn về tưới tiêu cho các cánh đồng bông ở Uzbekistan và Kazakhstan, thay vì đổ vào biển Aral.

Kazakhstan mắc nợ để cứu biển chết

Người ngư dân bên cạnh con thuyền mắc cạn ở Aral. (Ảnh: BBC)

Thiếu nước, biển bắt đầu chết dần. Sa mạc trải rộng, biến đổi khí hậu phá huỷ nền kinh tế và hệ sinh thái, tiêu diệt các loài và buộc hàng nghìn người phải di cư.

Vào giữa những năm 1990, chỉ 1/4 vùng biển Aral còn sót lại, nhưng gần đây, nhờ khoản vay 68 triệu đôla của Ngân hàng Thế giới, chính phủ Kazakhstan đã xây một con đập khổng lồ để phân tách mãi mãi hai phần tương đối riêng biệt của biển này: vùng phía bắc nước còn tương đối sâu và vùng phía nam đã cạn trơ gần đến đáy.

Con đập này không giải quyết hoàn toàn vấn đề. Ở phía bờ Uzbekistan, vùng phía nam của biển vẫn đang cạn dần, nhưng ở phía Kazakhstan, các quan chức cho biết 40% biển đã phục hồi trở lại. Giờ đây, với khoản vay mới 126 triệu đôla, họ dự kiến xây một con đập thứ 2 với hy vọng sẽ mang nước trở lại cảng Heralsk đang bị sa mạc hoá.

Cộng đồng địa phương đã cảm nhận được thay đổi này. Các ngư dân đã trở lại thuyền của họ, mây và mưa đã xuất hiện và nhiều người cho biết tương lai không còn vô vọng nữa.

T. An

 

Theo BBC, Vnexpress