Phương Đông là phương Đông còn phương Tây là phương Tây và những nét khác biệt văn hóa giữa phương Đông với phương Tây chỉ được vén mở khi phương pháp quét não bằng máy quét cộng hưởng từ (fMRI) được sử dụng.
Nghiên cứu mới về não bộ dựa trên công nghệ cao đã chứng minh cho những kết quả từ các thí nghiệm tâm lý học đã phát hiện ra trong một vài năm gần đây: văn hóa không chỉ tác động đến ngôn ngữ, phong tục mà còn ảnh hưởng đến cách mà con người cảm nhận về thế giới xung quanh ở mức độ cơ bản nhất – thí dụ như những điều con người quan sát và tìm kiếm trên đường phố, hoặc thậm chí đơn giản chỉ là cách nhận biết một đoạn thẳng nằm trong hình vuông.
Theo các nhà nghiên cứu, con người trong văn hóa phương Tây, thường tự coi mình như những thực thể độc lập, trong khi quan sát cảnh vật, họ thường tập trung quan sát đối tượng ở chính giữa hơn là những vùng phụ cận phía ngoài.
Ngược lại, văn hóa Đông Á nhấn mạnh yếu tố phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người. Khi người phương Đông quan sát một quang cảnh, họ thường hướng chú ý đến ngữ cảnh xung quanh cũng như khách thể ở dưới góc độ: toàn bộ hình khối, hay nói cách khác, họ sẽ nhìn ngắm quang cảnh phía xa bao quanh chiếc xe BMW đậu trong công viên hơn là chỉ tập vào chiếc xe.
Phương pháp quét não cung cấp góc nhìn ngạc nhiên về những nét khác biệt trong năng lực nhận thức giữa người phương Tây với người châu Á. (Ảnh: BostonGlobe.com)
Tiến sỹ Dr. Denise Park hiện đang làm việc tại Trung tâm sức khỏe não bộ thuộc Đại học Texas (Dallas), cho biết: tương tự như chiếc máy quay phim, “người Mỹ thường nhìn ở góc thu nhỏ trong khi người phương Đông thường nhìn bao quát toàn bộ. Người phương Đông chắc chắn hướng quan sát ra ngữ cảnh rộng trong khi người phương Tây quan sát ở ngữ cảnh hẹp nhưng chi tiết hơn”.
Trong tháng 1, nhóm các nhà nghiên cứu được dẫn dắt bởi Trey Hedden và John Gabrieli tại Học viện công nghệ Massachusetts, đã chỉ ra rằng hoạt động não bộ của người Đông Á và người Mỹ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tập quán vốn ăn sâu trong ý thức, thậm chí ở ngay trong mức độ một nhiệm vụ đơn giản như ước chừng chiều dài của một đoạn thẳng.
Thí nghiệm của Hedden được thực hiện với 2 bài thử nghiệm. Trong một thử nghiệm, những người tham gia phải ước chừng độ dài của một đoạn thẳng đơn giản sau được quan sát – đây vốn là một hoạt động thế mạnh của người Mỹ. Trong thử nghiệm khác, họ phải đánh giá độ dài của đoạn thẳng trong mối quan hệ với kích cỡ của hình vuông bao quanh – một nhiệm vụ dễ dàng với người châu Á.
Phương pháp quét não sẽ đánh gia giá mức độ hoạt động thần kinh dựa trên theo dõi mức độ di chuyển của các luồng máu. Thí nghiệm đã xác minh rằng mặc dù không có nét khác biệt trong mỗi nhiệm vụ – bởi thử nghiệm rất đơn giản – nhưng mức độ hoạt động não bộ của từng đối tượng ở mỗi nền văn hóa là rất khác biệt, điều này hàm ý con người ở mỗi nền văn hóa luôn có những mức độ cố gắng khác nhau của não bộ khi giải quyết cùng một nhiệm vụ.
Người Mỹ phải kết nối sức chú ý của nhiều vùng não bộ ở mức sâu sắc khi họ hướng đến hoàn thành những nhiệm vụ hắc búa, như ước đoán kích cỡ đoạn thẳng trong mối quan hệ với hình vuông. Người châu Á cũng vậy, họ phải huy động toàn bộ sức chú ý của nhiều vùng não bộ khi giải quyết những nhiệm vụ khó khăn – như ước đoán độ dài đoạn thẳng khi không có đối tượng để so sánh như hình vuông bao quanh.
Phát hiện này được đăng trên Tạp chí Khoa học Tâm lý, tạo nên tiếng vang lớn hơn rất nhiều những kết quả nghiên cứu gần một thập kỷ trước đây về khác biệt văn hóa Đông-Tây, đó là nguyên tắc cơ bản mà trước đây con người đã không tự ý thức về chính khuynh hướng nhận thức của mình. Giáo sư Richard E. Nisbett – Đại học Michigan – viết về điều này trong cuốn sách xuất bản năm 2003 có nhan đề “Địa lý học của Tư tưởng”.
Ngoài ra, dữ liệu quét não thu được đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho những phát hiện này, Hazel Rose Markus tiết lộ, ông hiện là giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford đồng thời là đồng tác giả bản báo cáo với giáo sư Gabrieli. Những phát hiện về hoạt động não bộ có thể giúp con người ý thức được những khác biệt văn hóa trong nhận thức là bình thường, “vì thế có nhiều mặt của vấn đề mà chúng ta không nhận thấy”, bà cho biết.
Một số thí dụ về những khác biệt đã được vén mở qua nhiều cuộc thí nghiệm:
• Trong một công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đề nghị mỗi người tham gia hãy chọn một chiếc bút trong 5 chiếc có sẵn với màu sắc khác nhau: 4 chiếc màu đỏ và một chiếc màu xanh lục. Người phương Đông thích chọn bút màu đỏ hơn trong khi người phương Tây thường chọn màu xanh lục.
(Ảnh: BostonGlobe.com)
• Trong một thí nghiệm đánh giá cách mà những trẻ em dưới tuổi vị thành niên (dưới độ tuổi 18) có thể làm giải quyết một vấn đề hắc búa: Trẻ em Mỹ thường giải quyết tốt nhất những trò chơi mà chúng chọn sẵn trong khi trẻ em châu Á thường giải quyết tốt nhất những trò chơi mà chúng từng kể với mẹ hoặc được mẹ chọn giúp. Markus cho biết trẻ em Mỹ được dạy dỗ trong môi trường văn hóa đề cao tính độc lập trong suy nghĩ và sẽ được biểu lộ ra khi chúng được phép tự do lựa chọn trong hành xử. Trong khi trẻ em châu Á cho rằng mẹ chúng sẽ thấu hiểu về những điều chúng hứng thú nhất bởi cảm nhận từ trái tim của người mẹ.
• Khi được hỏi chi tiết về cảnh vật dưới mặt nước mà chúng mới được ngắm nhìn/xem gần đây, người phương Tây thường hướng ký ức đến những con cá lớn nhất trong khi người phương Đông hướng nhiều ký ức đến bối cảnh xung quanh.
(Ảnh: BostonGlobe.com)
“Theo đúng nghĩa đen, dữ liệu mà não bộ nhận được sẽ đề xuất cách con người quan xsát những yếu tố của cảnh vật”, Park nói. “Nếu bạn đang tìm kiếm một con voi trong cánh rừng nhiệt đới, người phương Tây sẽ hướng chú tâm đến con voi còn người phương Đông sẽ hướng nhiều chú ý đến bối cảnh rừng nhiệt đới nơi con voi đang đứng”.
Ở đây các nhà nghiên cứu đã ám chỉ phương Đông và phương Tây với ý niệm đại khái. Phương Tây để ám chỉ những người lớn lên ở Mỹ, các quốc gia Châu Âu và Úc. Phương Đông để ám chỉ Đông Á – chủ yếu là Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên cũng như nhiều nơi còn lại trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những khác biệt được phát hiện bởi thí nghiệm tâm lý học và quét não là không rõ ràng; không dễ mô tả nhưng có thể dò ra xu hướng khác biệt. Cũng như các cá nhân thường biến đổi về văn hóa theo thời gian cũng nếp nghĩ giữa các giới có nhiều điểm không giống nhau.
Những nghiên cứu não bộ tiếp theo hứa hẹn sẽ sớm mang đến nhiều kết quả chính xác về vấn đề này. Theo tiết lộ của giáo sư Gabrieli, phương pháp quét não trong công trình nghiên cứu của họ không chỉ chỉ ra điểm khác biệt trong hoạt động của não bộ khi giải quyết những nhiệm vụ liên quan đến đoạn thẳng và hình vuông, mà còn đem đến câu trả lời bước đầu cho câu hỏi những khác biệt này diễn ra ở mức độ sâu rộng như thế nào.
Có phải người phương Đông thật sự quan sát khác người phương Tây ở cấp độ nhận thức hay chỉ là suy nghĩ khác biệt? Dựa trên những vùng não hoạt động trong thời gian tiến thành thử nghiệm, Gabrieli tin tưởng rằng mọi người quan sát cùng một thứ nhưng có thể não bộ đã chủ động lọc lấy những thông tin khác nhau.
“Văn hóa không thay đổi cách bạn quan niệm, đúng hơn văn hóa điều khiển cách bạn tư duy và giải thích thế giới xung quanh”.
Đó có thế là tin tức hữu ích: “Nếu thay đổi cách mà bạn quan sát thế giới, có thể tạo ra một hàng rào tinh tế để mọi người đồng thuận về những điều họ quan sát và nói chuyện được với nhau”, theo Gabrieli. “Do vẫn đang ở trong giai đoạn liên tưởng, mặc dù nghiên cứu của chúng tôi đề xuất những ngữ cảnh đòi hỏi ở mức độ khó hơn để có thể mô tả về những nét khác biệt, điều này khó có thể đạt được trong một sớm một chiều”.
Có vẻ như những người già dễ dàng cảm nhận những tác động do khác biệt văn hóa, giả dụ bạn già hơn thì “càng bị ngập chìm trong mô hình phương thức ứng xử và giải quyết của nền văn hóa đã nuôi dưỡng bạn”, Park nói. Nhưng điều đó không có nghĩa không thể thay đổi được tập quán. Một vài nghiên cứu bước đầu về tâm lý học cho rằng khi người phương Đông di cư sang phương Tây sinh sống và ngược lại, tập quán tư tưởng và nhận thức sẽ bắt đầu thay đổi nhanh chóng.
Vì thế, có lẽ ngoài việc giúp tháo gỡ một chút tình trạng căng thẳng giữa các cặp vợ chồng hay bạn cùng phòng khác biệt về văn hóa, cách nào để não bộ con người – dù là ở phương Đông hay phương Tây – nhận ra những đòi hỏi của thế giới thực?
Nói một cách khác, điều đó ngụ ý rằng, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thần kinh ở phương Tây sẽ khó trợ giúp xác đáng được người phương Đông. Theo các nhà nghiên cứu, ở phạm vi rộng, điều này trở nên hữu ích với các trường quản trị kinh doanh khi họ biết bổ sung những thiếu hụt về văn hóa cho sinh viên sẽ tham gia hoạt động thương mại Đông-Tây sau này.
“Thấu hiểu những nét khác biệt văn hóa trong tâm thức thật quan trọng bởi quá trình toàn cầu hóa chứa đựng nhiều thất bại của hoạt động truyền thông”, Park nói.