Bước đi trên mặt nước dường như là một phép mầu đối với con người, nhưng lại là điều bình thường đối với những con bọ nước và các nhà khoa học cũng đã khám phá ra bí ẩn về khả năng kì diệu này. Hiện nay các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đang đưa ra một lời giải thích đã tìm hiểu từ lâu về khả năng của con bọ nước khi nhảy lên một bề mặt dung dịch mà không bị chìm.
Trong cuộc nghiên cứu mới này, Ho-Young Kim và Duck-Gyu Lee ghi nhận rằng các nhà khoa học đã khám phá ra tính chất không thấm nước và cấu trúc các chân của con bọ nước và việc các đặc điểm này đã giúp cho bọ nước lướt nhanh trên các ao hồ phẳng lặng như thế nào. Tuy nhiên, khả năng nhảy lên hay thoáng lướt trên bề mặt dung dịch vẫn còn là một bí ẩn khoa học.
(Ảnh: Telegraph.co.uk) |
Kim và Lee đã tìm ra bí ẩn đó bằng cách thả rơi một quả cầu chống thấm nước mạnh lên mặt nước, rồi thận trọng theo dõi chuyển động của nó bằng các máy quay phim tốc độ cao. Họ phát hiện ra rằng quả cầu phải lăn đi với phạm vi vận tốc nhỏ để lướt khỏi mặt nước. Giọt dung dịch sẽ chìm nếu nó di chuyển quá nhanh và sẽ không nảy lên trở lại nếu nó di chuyển quá chậm.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, kKhả năng cải thiện cao của các chất rắn chống thấm nước mạnh nhằm duy trì việc nổi trên mặt nước hay thậm chí sau khi tác động lên mặt nước với tốc độ cao dường như giải thích được phần nào lý do tại sao những con bọ nước có đôi chân chống thấm nước cực siêu. “Việc ứng dụng nghiên cứu của chúng tôi có thể được mở rộng để phát minh ra các robot nửa ở dưới nước khi có thể bắt chước loài côn trùng này với khả năng chuyển động trên mặt nước.”
Bài báo “Ảnh hưởng của một quả cầu chống thấm nước cực siêu trên bề mặt nước” được công bố trên tờ Langmuir của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) phát hành ngày 18 tháng 12.
THANH TÂM
Theo Science Daily, Sở KH & Đồng Nai