Khám phá cơ chế bão mặt trời gần Trái đất

Khám phá cơ chế bão mặt trời gần Trái đất

Bão mặt trời, những đợt phun trào vật chất dữ dội từ mặt trời ra không gian bên ngoài, có thể gây nên “thời tiết vũ trụ” cận Trái đất.

>>> Chụp được ảnh khu vực bí ẩn của Mặt trời

Thời tiết vũ trụ có thể gây ra đủ loại tổn thất, từ chuyện làm nhiễu hoạt động của các hệ thống viễn thông, khiến GPS không chính xác, đến tình trạng mất điện trên diện rộng hoặc tệ hơn nữa là đánh sập các vệ tinh chủ chốt.

Khám phá cơ chế bão mặt trời gần Trái đất
Từ quyển (bong bóng xanh) bảo vệ Trái đất trước cơn thịnh nộ của mặt trời – (Ảnh: NASA)

Các chuyên gia của Đại học California tại Los Angeles (Mỹ) đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Không gian Áo và Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản trong nỗ lực tìm hiểu môi trường không gian quanh Trái đất và cách thức thời tiết vũ trụ hình thành.

Họ cho hay cuối cùng đã đo được sự tống ra năng lượng từ, nhờ vào 6 phi thuyền quanh Trái đất, và kết quả thu được từ sứ mệnh ARTEMIS của NASA.

Theo đó, thời tiết vũ trụ bắt đầu phát triển bên trong từ quyển của Trái đất, tức bong bóng từ khổng lồ che chắn hành tinh khỏi các luồng khí từ di chuyển với tốc độ siêu thanh được tống ra từ mặt trời.

Trong lúc diễn ra bão từ, một số năng lượng mặt trời xâm nhập từ quyển, làm kéo giãn bong bóng từ thành hình giọt nước có cái đuôi dài đến hàng triệu km vào không gian, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science.

 

Theo Thanh Niên