Các nhà khoa học đã có một bước tiến quan trọng để giải mã bí ẩn xung quanh quầng sáng của sao Thổ. Cách trung tâm sao thổ hơn 168.000 km và hơn 15.000 km từ mặt trăng gần nhất, G là một trong những quần sáng xa sao Thổ nhất.
Sự chuyển động của quầng sáng đặc biệt – còn gọi là quầng sáng G – đã cản trở sự nghiên cứu của các nhà chuyên môn và họ đã nhờ đến vệ tinh thăm dò Cassini.
Theo dữ liệu mà Cassini truyền về, G có cấu trúc không bình thường. Ngoài bụi ra, ánh sáng của G rất lạ, có thể đi rất xa. “Những vật chất của G không chia ra mà kết thành khối”. Tiến sĩ Matthew Hedman, thuộc trường Đại học Cornel đồng thời là nhóm trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Đội nghiên cứu đã khám phá ra rằng quỹ đạo của quầng ánh sáng này được kết nối một mặt trăng lớn là Mimas. Cứ mỗi 7 giây, quầng sáng lại đi vào quỹ đạo sao Thổ rồi đến Mimas, nơi cách nó 15.000 km, trọn vẹn 6 quỹ đạo.
Các nhà khoa học tin rằng quầng ánh sáng hình cung của khối vật chất này được giữ lại nhờ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa nó và Mimas.
Hình ảnh của quầng ánh sáng G mà Cassini thu được. (Ảnh: NASA)
L.AN
Theo BBC, Tuổi trẻ