Khám phá ra nguồn gốc của cầu vồng

Isaac Newton

Đã từ lâu, người ta biết rằng cầu vồng xảy ra khi mặt trời đồng thời chiếu sáng cùng với cơn mưa. Những giọt nước mưa làm thay đổi ánh sáng trắng của mặt trời thành nhiều màu khác nhau.

Isaac Newton đã chứng minh điều này năm 1665 bằng cách đặt một lăng kính thuỷ tinh dưới một tia nắng mặt trời: ông đã nhận được những màu sắc của cầu vồng qua sự nhiễu xạ, cũng chứng tỏ rằng ánh sáng trắng trên thực tế là kết quả của sự pha trộn màu sắc của cầu vồng. Những giọt nhỏ của nước mưa tác động giống như những lăng kính nhỏ và tạo thành một cầu vồng.

Để không cho bất kỳ sự hoài nghi nào tồn tại, Isaac Newton đã sử dụng một lăng kính khác đặt dưới tia đa sắc được tạo ra bởi lăng kính thứ nhất và ông cũng đã nhận được một tia sáng trắng mới – lăng kính thứ nhì đã tập hợp những màu sắc lại để cho ra ánh sáng trắng.

Năn 1668 Newton đã phát minh ra viễn vọng kính. Kính này sử dụng một gương lõm thay cho một trong hai thấu kính của kính thiên văn. Những kính viễn vọng ngày nay luôn có cấu tạo theo cùng một nguyên lý.

Tìm hiểu về nhà khoa học Isacc Newton “người sáng lập ra vật lý học cổ điển”

 

Theo PT-TH Lâm Đồng