Chuyến đi khám phá vùng đất Đồng Nai Thượng nhân dịp nghỉ lễ giỗ Tổ của nhóm WindPro chúng tôi chính thức bắt đầu sau tiếng chuông tin nhắn báo lương.
Thông tin về vùng đất Đồng Nai Thượng mà nhóm biết đến qua bài viết trên internet, và nhóm chọn địa điểm này để khám phá vì đường đi khá khó khăn và cũng vì để “dợt trước” cho chuyến bụi lên Đà Lạt bằng cung đường tỉnh lộ 722, cung đường được giới phượt gọi là cung đường tử thần với những đoạn lầy lội và rất khó đi.
Chuyến đi có 6 thành viên tham gia, gồm: tôi, kuDua, bé Hà, bé Vi (cô em gái của tôi và là thành viên mới của nhóm), Tâm Alex, bé Thảo (cũng là thành viên mới và là nửa kia của Tâm). Tuy nhiên, do Tâm bận việc nên đành đi vào hôm sau với đích đến là Bầu Sấu nằm trong vườn quốc gia Nam Cát Tiên. 4 thành viên còn lại thì quyết tâm khám phá vùng Đồng Nai Thượng, địa danh lọt thỏm trong vườn quốc gia Cát Tiên nhưng ở tận phía bắc.
Thú vị tìm đường đến Đồng Nai Thượng
Đúng 7h, cả nhóm gồm 4 thành viên xuất phát đi Đồng Nai Thượng với hoa tiêu là kuDua. Con đường đi đến Đồng Xoài (Bình Phước) được kuDua tìm kiếm khá kỹ và ghi ra giấy rất cẩn thận. Cả nhóm không đi theo đường quốc lộ mà đi theo những con đường tỉnh lộ khá vắng và mát mẻ. Thi thoảng, cả nhóm vẫn phải trải qua những đoạn đường mịt mùi bụi do đang trong giai đoạn thi công mặt đường.
Ấn tượng nhất là đường tỉnh lộ Cổng Xanh với mặt đường đã trán nhựa, rộng và dễ đi, xe cộ lại ít. Hai bên đường là những rẫy cây cao su bao la, bát ngát. Đi đến cuối đường tỉnh lộ Cổng Xanh, chúng tôi tiến vào thôn Cổng Xanh để khám phá những điều thú vị ở đây. Gọi là thôn Cổng Xanh vì thôn nằm trong rừng cao su rộng lớn đoạn đường đi qua thôn cũng khá ngắn, đoạn đường này có thể xem là đoạn đường tắt đi ra QL14 để đi Đồng Xoài (Bình Phước) thay vì phải đi một vòng cung khá lớn ngoài QL14.
Đường Cổng Xanh với mặt đường trán nhựa, không khí mát mẻ với hai bên đường là những rẫy cao su rộng lớn. |
Đường đi trong thôn Cổng Xanh là đường đất đỏ, chúng tôi đi vào mua khô nên cũng khá dễ đi. Tuy nhiên, đường đi này cũng có một miệng hố khá lớn mà nếu vào mùa mưa thì bảo đảm nó sẽ biến thành một ao nước đủ chìm “con ngựa sắt”. Tôi và kuDua muốn thử sức nên đi qua cái hố thay vì trên con đường bằng phẳng cạnh miệng hố. Nhưng để đảm báo an toàn cho “ngựa sắt” để tiếp tục tiến đến Đồng Nai Thượng còn ở phía trước, cả nhóm vừa ném đá vừa lấy cây để kiểm tra độ sâu của vũng nước. Người dân đi qua đây thấy lạ vì không biết cả nhóm đã đánh rơi vật gì xuống dưới.
Đoạn đường qua thôn Cổng Xanh vẫn còn là đường đất đỏ và có cả một vùng trũng khá lớn. |
Tầm 10h, nhóm đạt chân đến Bình Phước và ghé vào đài tượng niệm các anh hùng liệt sĩ để “pose” hình cũng như nghĩ dưỡng sức sau chặng đường đi khá dài. Tiếp đó, 20 phút sau, cả nhóm đã đạt chân đến thị xã Đồng Xoài, kết thúc nhiệm vụ hoa tiêu của kuDua và bắt đầu nhiệm vụ hoa tiêu của tôi trong hành trình đến Đồng Nai Thượng.
Lộ trình từ Đồng Xoài đi Đồng Nai Thượng mà tôi tìm được trên Google Map. |
Từ Đồng Xoài, nhóm tiếp tục lên Đồng Nai Thượng bằng con đường QL14. Theo dự tính, nhóm sẽ chạy thẳng đến Đức Phong để tham quan sân bay quân sự Thiên Hương cùng hồ Thủy Thôi. Tuy nhiên, kế hoạch bị hủy vì đoạn đường hơn mấy chục cây số của QL14 đang trong giai đoạn tráng nhựa nên khói bụi mịt mùi và rất khó đi.
Đến Bù Đăng (Bình Phước), tôi đành dùng “GPS sơ khai” là hỏi thăm bác xe ôm. Bác cho biết, theo hướng mà chúng tôi dự tính, thì chạy thêm 12km nữa sẽ xã Đồng Nai Thượng thuộc tỉnh Bình Phước, chứ không phải Đồng Nai Thượng thuộc rừng Nam Cát Tiên. Rồi bác nhiệt tình hướng dẫn cả nhóm ra đường tỉnh lộ TL312, một trong ba con đường được chúng tôi dự định sẽ đi từ Đồng Xoài lên Đồng Nai Thượng.
Quang cảnh dưới chân cầu 38, nước đã cạn trơ đáy, cỏ mọc dày cả khoảng đất rộng lớn và chỉ còn đúng một dòng nước nhỏ chẳng khác nào dòng kênh giữa nội thành. |
Suốt đoạn đường tỉnh lộ TL312 đi qua, cả nhóm đi qua rất nhiều khu làng dân tộc sinh sống mà theo người dân ở đây thì dân tộc Tày trập trung nhiều ở thôn 5 và 7, còn ở thôn 6 thì là nơi ở của dân tộc Sóc Tiên. Và khi đi ngang làng dân tộc Tàu, kuDua cũng tí tửng nhảy xuống làm vài pose ảnh kỷ niệm và thực tập ngôn ngữ của dân tộc Tày (thật ra đoán ý là chính).
Nhà của dân tộc Tày. |
kuDua nhanh chóng làm quen và pose cùng hai bạn dân tộc Tày tại thôn 6. |
Tiếp tục chặng đường đến Đồng Nai Thượng, tôi và kuDua phát hiện bản chỉ dẫn vào Thác Đứng với đoạn đường đi 2km, vậy là cả nhóm quyết định vào Thác Đứng (thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) để nghĩ chân. Thác Đứng cao khoảng 4-6m, rộng chừng 10m, dưới chân thác là dòng DakQuotte với nhiều hòn đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau và trải dài như vô tận. Hai bên bờ là những thảm cỏ và những cây cổ thụ còn sót lại.
Quang cảnh Thác Đứng. |
Sau những phút nghỉ ngơi và ngăm mình trong dòng nước mát lạnh của Thác Đứng, cả nhóm men theo con đường băng qua các rẫy điều bát ngát để đi đến ngã tư Thống Nhất và sau đó quẹo phải theo con đường Sao Boong – Đăng Hà và tiếp tục men theo con đường đi qua các đồi điệu với nhiều khoảng trống trơ trọi, chỉ lác đác vài cây vì đang vào giai đoạn trồng mới. Đoạn đường đi khá thú vị, vì nó đưa chúng tôi đi qua các đồi điều, những cánh đồng lúa xanh mượt với nhiều cảnh đẹp mà cả nhóm không thể bỏ qua dù biết rằng thời gian không cho phép cả nhóm tiếp tục nghỉ chân để chụp hình.
Đúng 5h chiều, cả nhóm đã đặt chân đến Gia Viễn, tấp vào quán ccà phê nghỉ chân và tiếp tục hỏi đường lên Đồng Nai Thượng. Tin vui cũng đến khi người dân ở đây cho biết là đoạn đường lên đó chỉ còn khoảng 20km nhưng rất khó đi. Thế nhưng, niềm vui chưa dứt thì “ông trời” lại trút trận mưa rào, dù không lớn nhưng cũng đủ khiến cho đoạn đường đất đỏ đã khó đi nay càng khó đi hơn và lúc này đồng hồ cũng đã điểm 7 giờ tối. Không thể tiếp tục lên Đồng Nai Thượng, cả nhóm phải quay ngược trở lại 7 cây số tìm chỗ nghỉ chân.
Khám phá Đồng Nai Thượng
Đúng 7h, cả nhóm tranh thủ quay trở lại Gia Viễn thưởng thức ly cà phê đậm đặc, mua bánh kẹo cùng thức ăn rồi lên đuờng. Dù biết trước đường đi Đồng Nai Thượng rất khó đi, xe phải thật sự tốt thì mới đi được nhưng khi chính mình phải vượt qua đoạn đường gian nan này thì mới biết là đường đi khó khăn thế nào. Đường đến xã Cát Tiên toàn là đường đất đỏ, lại còn trong giai đoạn làm đường. Suốt chặng đường đi, nhóm không chỉ vượt qua hết đồi điều này đến đồi điều khác mà còn phải tránh những ổ “khủng long”.
Đường đất đỏ đang trong giai đoạn thi công với mặt đường ngỗn ngang đá sỏi. |
… rồi thì vùng trũng và dốc đứng. |
Sau hơn 30 phút cho đoạn đường khoảng 20km, nhóm đã đặt chân đến Đồng Nai Thượng thuộc xã Cát Tiên (Lâm Đồng). Chúng tôi dừng chân trước cổng trường Tiểu học Đồng Nai Thượng, chụp hình kỷ niệm và tặng kẹo cho mấy em nhỏ nơi đây và rồi tiếp tục khám phá Đồng Nai Thượng với cung đường lớn vòng quanh rìa phía bắc rừng quốc gia Cát Tiên.
Cung đường khám phá Đồng Nai Thượng được tôi và kuDua lên lộ trình cốt yếu để thử sức mình cho chuyến hành trình lên Đà Lạt bằng cung đường tử thần 722. Cũng không có gì khó hiểu khi chúng tôi thử sức bằng con đường này bởi đoạn đường đi toàn là đất đỏ mà nếu đi vào mùa mưa, đường sẽ rất khó đi vì trơn trượt và có thể có những chỗ lún bùn đến cả ½ bánh xe. Chưa tính đến những đoạn dốc đứng mà muốn lên được đó, xe phải luôn chạy ở số 1.
Hai em bé đang đèo nhau trên chiếc xe đạp trước sân trường tiểu học Đồng Nai Thượng. |
Ngôi nhà lá đơn sơ của người dân tộc sinh sống tại Đồng Nai Thượng. |
Sau một vòng quanh rìa vườn quốc gia Cát Tiên, chúng tôi đi vào thôn Bù Gia Rá và dừng lại trước nhà thờ Đồng Nai Thượng. Tại đây, nhóm chúng tôi gặp và biết được bác Doa. Theo bài viết trên mạng thì tên đầy đủ của của bác là Điểu Ngọc Doa, phó bí thư xã và từng là chiến sĩ kháng chiến. Càng thú vị hơn khi chúng tôi được bác Doa dẫn tới một cái thác nhỏ còn rất hoang sơ, nằm sâu hút trong rẫy điều.
Đường vào thác mà bác Doa dẫn cũng chẳng dễ đi chút nào. Nhóm chúng tôi phải cúi thấp người xuống thì mới chạy xe vào được trong do đường đi hẹp, cây cối um tùm, rồi thì cây dây leo lẫn những cây bị gãy đổ vắt ngang cả đường đi. Cả nhóm cũng chỉ vào được một đoạn rồi đổ xe tại một bãi đất trống để tiếp tục lội bộ vào thác vì không còn đường để chạy xe vào. Chưa kịp lo lắng vì sợ mất xe, bác Doa đã trấn an: “đỗ xe ở đây không sợ mất mà chỉ sợ những người đi lấy mật ong phá thôi”
Phải cúi người thật sát vào tay lái thì mới mong qua được khúc này. |
Cả nhóm chụp hình lưu niệm cùng bác Doa. |
Cảnh vật quanh thác.. |
Tạm biệt bác Doa, kết thúc hành trình khám phá Đồng Nai Thượng, nhóm chúng tôi tiếp tục hành trình đến vườn quốc gia Nam Cát Tiên (phía nam vườn quốc gia Cát Tiên) để hội ngộ cùng nhóm bạn Tâm Alex.
Đường về Nam Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, nhóm đi theo đường QL28 và theo chỉ dẫn GPS trên điện thoại. Do đã quen với mặt đường khó khăn của Đồng Nai Thượng nên nhóm chạy khá nhanh về Nam Cát Tiên. Và chỉ gần 3 tiếng đi đường, nhóm chúng tôi về tới Đèo Chuối thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng. Đến Tân Phú thì nhóm gặp sự cố vì “con dế” hết pin và đã đi lố đến 7km.
Một bãi đất trống mà tôi phát hiện được khi đi vào đường tắt để về nhà bé Hà. |
Xem ra công nghệ GPS thô sơ vẫn rất hữu dụng ở thời buổi công nghệ hiện đại ngay nay, tôi và bé Hà hỏi đường về Đồi Vĩnh Biệt thuộc xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú. Nhờ vậy, nhóm lại phát hiện được bãi cỏ ven sông khá rộng.
Đúng 2h thì nhóm về tới nhà bé Hà. Tôi và kuDua chỉ kịp chào hỏi hai bác để tiếp tục vào vườn quốc gia Cát Tiên gặp Tâm Alex làm hoa tiêu dẫn nhóm này vào Bầu Sấu. Do đi vào dịp lễ nên hành trình khám phá Bầu Sấu bị hủy vì không còn xe để đưa vào trong nên cả nhóm quyết định quay lại nhà bé Hà nghỉ ngơi.
Sau khi tắm rửa mát mẻ, ăn cơm no nê sau 2 ngày chưa biết mùi hột cơm là gì, bé Hà làm hoa tiêu dẫn nhóm đi chọi điều trong các rẫy điều. ngày hôm đó kết thúc với màn đốt lửa trại nướng điều, và giấc ngủ say để chuẩn bị cho cuộc đọ súng diễn ra vào ngày mai ở KDL rừng Madagui.