Trên bức ảnh này do kính Hubble chụp ngày 28/10, người ta thấy rõ một cơn bão đang quét trên hành tinh đỏ: vùng màu đỏ chiếu sáng
Đó là kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ Vladimir Krasnopolsky sau khi truy tìm trong khí quyển của “hành tinh đỏ” một chất khí khác được phun với số lượng lớn bởi các núi lửa ở Trái Đất: chất đi-ôxít lưu huỳnh (SO2).
Từ khi một trong các dụng cụ của tàu thăm dò Mars Express thuộc châu Âu đã phát hiện mê-tan trong khí quyển của sao Hỏa, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra nguồn gốc của chất khí này.
Mê-tan ở Trái Đất chủ yếu được sản xuất bởi các sinh vật sống, do đó đã kích thích sự tò mò của các nhà nghiên cứu. Nguồn gốc khác của mê-tan là từ địa chất, có thể do một hoạt động núi lửa. Việc còn lại là truy tìm những núi lửa này.
Nhà khoa học Krasnopolsky thuộc trường Đại học Catholic ở Washington đã nghiên cứu sự có mặt của SO2 để phát hiện những chất thải từ núi lửa. Các đo đạc được thực hiện nhờ một trong các kính viễn vọng ở Hawaii đã không tìm thấy dấu vết nào của SO2.
Tuy nhiên, còn quá sớm để kết luận rằng khí mê-tan ở sao Hỏa có nguồn gốc từ sinh học. Các đo đạc trong tương lai của quang phổ kế PFS (Planetary Fourier Spectrometer) thuộc Mars Express đã từng phát hiện mê-tan vào năm 2004 sẽ cho phép xác nhận các nghiên cứu này.
Theo TH – Thiên Nhiên Việt Nam