Khi nào bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng?

Khi nào bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng?

Theo một nghiên cứu mới của Hiệp hội Hàn lâm Khoa nhi (Washington) tuần trước thì các bàn chải bạn đã dùng khi bị nhiễm khuẩn liên cầu hoặc viêm họng sẽ không tiếp tục mang mầm bệnh ấy trở lại. Nhưng nếu gặp các trường hợp sau thì hãy thay bàn chải đánh răng nhé!

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Texas, Galveston đã tiến hành kiểm tra bàn chải để kiểm chứng sự tồn tại của vi khuẩn A streptococcus gây nhiễm khuẩn liên cầu. Trong số 54 bàn chải được kiểm tra, có 14 cái của bệnh nhân nhiễm khuẩn liên cầu, 13 cái được bệnh nhân viêm họng sử dụng, còn 27 cái được các đối tượng khỏe mạnh dùng. Kết quả, chỉ phát hiện vi khuẩn trên 1 chiếc bàn chải do một người khỏe mạnh sử dụng.

Mặc dù những phát hiện này cho thấy chúng ta có thể tiếp tục sử dụng bàn chải đánh răng đã từng được sử dụng khi bị bệnh nhưng cũng có những trường hợp bạn nên đổi bàn chải. Carolyn Taggart-Burns, Bác sĩ Phẫu thuật Nha khoa, Nghiên cứu sinh tại Học viện Nha khoa Tổng quát Texas (Galveston) khuyên bạn nên đổi bàn chải sau mỗi ba tháng. Ngoài ra, cô cũng chia sẻ một vài trường hợp khác bạn cũng nên bỏ chiếc bàn chải đang dùng:

  • 1

    Lông bàn chải đã mòn

    Khi nào bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng?

    Lông bàn chải không còn cứng hoặc bị mất màu là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn cần một chiếc bàn chải mới. Một lưu ý khác từ Taggart-Burns: cặn kem đánh răng trên bàn chải tích lũy vô số vi khuẩn vì vậy hãy xem đó là một dấu hiệu khác để đổi bàn chải.

  • 2

    Bạn làm rơi bàn chải

    Taggart-Burns cho biết: “Chúng ta đánh răng tại một trong những căn phòng bẩn nhất trong nhà”. Bàn chải của bạn sẽ bị nhiễm khuẩn dù bạn chỉ làm rơi nó vào bồn rửa mặt trong một vài giây. Hãy nhớ kĩ: không được sử dụng bàn chải đã làm rơi.

  • 3

    Bàn chải của bạn tiếp xúc với bàn chải của người khác

    Khi nào bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng?

    Theo Taggart-Burns, ngay khi bàn chải của bạn chạm vào bàn chải của ai đó (hoặc tệ hơn nữa là ai đó đã dùng bàn chải của bạn) thì bạn đang trao đổi hàng tá vi khuẩn với người kia. Điều này có khiến bạn bị bệnh hay không còn phụ thuộc vào người kia và mức độ gần gũi của hai người. Ví dụ: nếu bàn chải của bạn và bạn đời có cùng loại vi khuẩn thì việc người này sử dụng bàn chải của người kia sẽ không khiến bạn bị nhiễm bất kì loại vi khuẩn lạ nào có thể khiến bạn mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bàn chải của bạn chạm vào bàn chải của một ai khác thì bạn nên đến cửa hàng và mua một cái mới.

  • 4

    Bạn đã đi du lịch

    Nếu bàn chải của bạn đã nằm trong một không gian kín hơn một ngày thì bạn nên vứt nó đi. Vì vi khuẩn sẽ sinh sôi trong bất kì môi trường ẩm nào nên phải luôn đảm bảo bàn chải khô ráo giữa các lần sử dụng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Để hạn chế vi khuẩn trên bàn chải trong khi du lịch bạn nên giữ nó trong hộp có lỗ để thông khí và lấy bàn chải ra ngay khi đến nơi.