Các nhà du hành vũ trụ vừa ghi lại tiếng nhạc thiên đường vang lên bởi các dòng không khí vận chuyển quanh khí quyển của mặt trời. Mặc dù âm thanh này chỉ ở khoảng milli-hertz (1/1000 hertz) – dưới ngưỡng nghe của con người – nhưng nó là nguyên nhân khiến quầng mặt trời vô cùng nóng bỏng.
Một nghiên cứu vừa công bố tại Hội nghị Thiên văn học Quốc gia của Hội Thiên văn học Hoàng gia ở Lancashire (Anh) cho thấy các từ trường vòng dọc các khu vực bên ngoài mặt trời, còn gọi là quầng mặt trời có thể tạo sóng âm thanh từ giống như các nhạc cụ như guitar hoặc kèn túi.
Giáo sư Robertus von Fay-Siebenburgen thuộc Trung tâm Nghiên cứu Plasma Không gian và Vật lý Mặt trời tại Đại học Sheffield và cộng sự đã kết hợp các thông tin lượm lặt được từ các vệ tinh quay quanh mặt trời với các mô hình lý thuyết của các hoạt động diễn ra trên mặt trời để giải thích hiện tượng phun trào của mặt trời.
Họ phát hiện các vụ nổ ở bề mặt mặt trời gây ra sóng âm thanh bật trở đi trở lại giữa hai giới hạn của vành đai, một hiện được được gọi là sóng đứng. “Những vành đai từ trường này tương tự với một dây đàn guitar” – ông von Fay-Siebenburgen giải thích. “Nếu bạn gảy đàn guitar, bạn sẽ nghe thấy tiếng nhạc”.
Từ trường vòng dọc ngoài mặt trời có thể tạo sóng âm thanh.
(Ảnh minh họa của Time Magazine, VTC)
Tương tự vậy, những sóng gọi là microflare ở chân vành đai có thể gảy các vành đai từ và để các sóng âm thanh vận động. Mặc dù các vụ nổ ở bề mặt mặt trời là các vụ nổ lớn nhất trong hệ mặt trời, các microflare nhỏ hơn hàng triệu lần nhưng lại xảy ra thường xuyên hơn.
Cả hai hiện tượng này được cho là cái phễu đưa khí nóng vào tầng phía ngoài khí quyển mặt trời.
Những sóng âm thanh này có thể vô cùng mạnh mẽ, có thể vang xa hàng chục dặm và đi với tốc độ 45.000 -90.000 dặm/giờ. “Những vụ nổ mặt trời này phóng ra năng lượng tương đường hàng triệu quả bom Hydro” – ông von Fay-Siebenburgen cho biết.
“Năng lượng này gảy các dây từ hoặc các ống nhạc đứng, tạo ra các sóng đứng – tương tự như sóng mà bạn thấy trên dây đàn guitar. ‘Âm thanh trầm vang’ này sẽ dần giảm xuống và tắt ngấm trong chưa đầy một giờ đồng hồ, và tiêu tan trong hào quang mặt trời nóng bỏng” – ông nói.
Phát hiện này giải thích tại sao quầng mặt trời lại nóng như vậy. Trong khi bề mặt Mặt trời có nhiệt độ là 5.538 độ C, khí plasma ở quầng mặt trời có thể nóng hơn thế 100 lần.
Phương Liên
Theo Space, VTC News