Kho báu của Salomon và Hòm ước vàng

Solomon sinh vào khoảng năm 974 trước Công nguyên. Solomon là vị vua thứ 3 của Israel. Là con trai của Vua David, Solomon đã thống trị đế chế trải dài từ Euphrates tới mỏm Bắc của Vịnh Aqaba. Vua Solomon thành lập vương quốc Edom và được mệnh danh là “nhà thống trị vĩ đại nhất của Israel”.

Bí ẩn kho báu của vua Salomon

Ông là người xây dựng Ngôi đền Đầu tiên của người Do Thái ở Jerusalem, sở hữu một lượng vàng lớn và là tác giả của cuốn Book of Proverbs, Ecclesiastes và The Song of Songs. Solomon trị vì Israel trong gần 40 năm trước khi băng hà vào năm 931 trước Công nguyên. Không những vậy ông còn là người giàu nhất trong lịch sử.

Theo truyền thuyết lịch sử và văn hóa cổ đại, Salomon thường được gọi là một Quốc Vương lý tưởng, một Ông Vua thánh hiền.

Thực ra ông ta là một bạo chúa, ông ta đánh thuế nặng nề, thực thi cưỡng bức lao động, bắt thần dân phải xây dựng một cung điện và miếu thần vô cùng tráng lệ trên núi Jerusalem. Trong Kinh Thánh đã ghi lại chân thực câu chuyện Salomon xây dựng cung điện cho thần Jéhova: “Salomon cho là cần phải xây cho Thần Jéhova một cung điện thờ, cho mình một cung điện. Thế là Salomon cho tuyển 8 vạn phu khuân vác, 8 vạn thợ đục đá và 3600 đốc công đến xây dựng”.

Theo Kinh Thánh viết: Salomon ra lệnh 20 vạn người xây dựng miếu thần đều không phải là người Israel. Ông ta lại chọn trong người Israel được 5 vạn nhân công làm lao dịch. Công trình đó kéo dài đến 7 năm. Điện thần này hướng từ Đông sang Tây dài 250m, rộng hơn 90m được xây dựng cẩn trọng chặt chẽ, nguy nga tráng lệ, phía bên trong trang trí vô cùng hoa mỹ. Thật là một tác phẩm kiến trúc tuyệt vời. Điện thần này đã trở thành trung tâm tôn giáo và hoạt động chính trị của người Do Thái Cổ, đồng thời cũng là biểu tượng của họ.

Hàng ngày, các giáo đồ đến đây để bái yết và hiến tế thần linh. Đá Thánh A La được đặt giữa điện thần. Đá Thánh cao 20m rộng 15m, là một tảng đá hoa cương, được dỡ bởi hai trụ đá cẩm thạch tròn. Phía dưới Đá Thánh là Nham Đường cao 35m, bên trong có bàn thờ, trên bàn thờ đặt một hòm thánh có khắc dòng chữ “Maxi Thập giới” còn gọi là “Mười lời răn của Thánh Jéhova”, Jéhova là giáo chủ của Đạo Do Thái. Trong hòm thánh, ngoài những điều răn của Thánh còn có Tây Nại pháp điển.

Hòm Thánh được làm bằng vàng ròng, gọi la Hòm của Jéhova cũng còn gọi là Hòm ước vàng. Nó được người Do Thái cổ đại coi là Bảo vật giữ nước liên quan đến việc tồn vong hưng thịnh của dân tộc Do Thái. Ở phía dưới Đá Thánh A La, Salomon cho xây một căn hầm và một đường hầm bí mật. Theo truyền thuyết Salomon đã cất giấu ở căn hầm và đường hầm này rất nhiều châu báu và các đồ vật quý giá. Đó chính là kho báu của Salomon mà cả thế giới đều đã được nghe nói tới.

Suốt hơn 2000 năm, các hoạt động tìm kiếm kho báu của Salomon và Hòm ước vàng chưa bao giờ ngừng. Vào hồi đầu thế kỷ, có một số nhà thám hiểm người Anh đã vào Thành Jerusalem. Đầu tiên, họ dùng tiền vàng hối lộ người gác đêm. Khi đêm đã về khuya, đoàn người lặng lẽ vào điện thần, cậy tấm đá bên cạnh Đá Thánh lên, rồi đào đất xúc đổ ra bên ngoài tường. Khi trời đã sáng, họ lại khuân tấm đá đậy lại như cũ, tuyệt nhiên không để lại dấu vết gì, rồi lặng lẽ rút ra ngoài. Cứ như vậy, họ bí mật đào suốt 7 đêm liền, cái hố ngày một sâu, mà không một ai biết. Đến sáng ngày thứ 8, họ bị một thầy tu Do Thái vô tình phát hiện ra. Các tín đồ gần đấy được thậy tu khua dậy, tay dao tay gậy kéo tới vây bắt. Mấy nhà thám hiểm thấy vậy sợ quá vội vàng chạy mất. Về sau, các tín đồ phát hiện ra là người gác đêm đã bị mấy nhà thám hiểm người Anh mua chuộc, và là họ lấy đá đập chết ông ta. Từ đó, các tín đồ càng tăng cường bảo vệ điện thần về ban đêm hơn nữa.

Cũng có một số người cho rằng kho báu của Salomon và Hòm ước vàng có thể có cách đây 2000 năm. Vào năm 586 trước Công Nguyên trước khi quân của Vương quốc Babylon vào Thành Jerusalem kho báu đã được chuyển đến cất giấu ở Đường hầm bí mật Uanbu.

Hầm ngầm Uanbu có một lai lịch rất cổ xưa. Theo truyền thuyết vào hơn 3000 năm trước (khoảng Thế kỷ XI trước Công Nguyên). Jerusalem bị người Ibux xâm lược. Bố của Salomon là David chỉ huy bộ lạc vây đánh người Ibux ở Thành Jerusalem. Do Thành Jerusalem cao hiểm trở, người Ibux lại canh phòng cẩn mật, nên David mãi không hạ được thành. Một đêm, một viên tướng của David tên là Uanbu thấy khát nước quá, ông ta rời doanh trại đi xuống dưới khe suối bên thành, phát hiện ra một cái hang có dòng nước chảy ra, lại nghe thấy trong hang phát ra những tiếng như thể tiếng gầu đang múc nước. Ông ta thấy lạ quá bèn chui vào xem, chỉ thấy một chiếc gầu có sợi dây ngược lên phía trên. Nghĩ một lát ông ta hiểu rằng: Do trong Thành Jerusanlem rất thiếu nước, người Ibux sống ở đấy đã đào một đường hầm dài ra tận khe suối ngoài thành. Hàng đêm, người Ibux thường lấy nước qua đường hầm này. Uanbu lập thức báo cáo với David: Ông ta đã phát hiện ra một đường ngầm để vào thành và sau đó ông ta dẫn một toán quân ra phía hang đó rồi theo đường ngầm vào trong thành mở toang cổng thành đón đại quân của David vào đánh tan người Ibux. David nhanh chóng chiếm được Jérusalem và quyết định lấy đó làm Thủ đô của Isarel Vương quốc của người Do Thái.

Bởi vì đường ngầm ấy là do Uanbu tìm ra, lập được công lớn nên sau này người ta gọi đó là đường hầm Uanbu. Trong Thánh Kinh cũng có nói tới câu chuyện Uanbu vào thành qua đường ngầm đánh tan người Ibux, nhưng lại không thấy nói rõ đường ngầm ấy nằm ở đâu. Hơn hai nghìn năm, mọi người vẫn ôm mối hoài nghi: Rất có thể Đường hầm Uanbu đang cất giấu kho báu của Salomon và Hòm ước vàng. Nhưng đường hầm Uanbu nằm ở đâu cũng không có ai biết.


 

 

Đến năm 1868, viên Thượng úy Holan, sỹ quan Anh trong lúc đi vãn cảnh ở ngoại ô Jérusalem đã vô tình phát hiện ra một cái hang sâu khúc khuỷu. Ông ta liền chui vào trong hang, tiến thẳng, leo qua rất nhiều bậc đất do con người đục nên. Khi đến bên một hồ nước, Holan lại nhìn thấy một dòng suối. Ông ta ngẩng đầu lên đột nhiên nhìn thấy trên đỉnh mỏm đá có một cái lỗ tròn, theo đó, ông ta bèn leo lên lỗ hòn đá bằng một sợi dây leo núi, rồi tiếp tục đi theo đường ngầm, lại leo qua một cầu thang nữa. Lên cao khoảng 40m, Holan phát hiện ra một đường ngầm sâu khúc khuỷu dẫn vào động núi tối mò. Đi ra khỏi cái động đó cuối cùng ông ta vào tới thành Jérusalem. Holan tự hào cho rằng Đường hầm Uanbu cổ đại đã được chính ông tìm ra. Nhưng ông ta không hề tìm thấy kho báu của Salomon và Hòm ước vàng trong đường hầm mà người xưa đã kể. Vì vậy mà có một số người không đồng ý với phán đoán suy luận của Holan. Họ cho rằng, cái mà viên Thượng úy tìm thấy không phải là Đường hầm Uanbu cổ đại, mà là một đường hầm khác không nổi tiếng chưa được mọi người biết tới mà thôi.

Cũng có một số người tin rằng kho báu của Salomon và Hòm ước vàng vẫn ở trong đường hầm bí mật của thành Jérusalem. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, hai nhà thám hiểm người Mỹ – Hêlibatti và Matăngxtơ, lặng lẽ chui vào đường hầm mà trong truyền thuyết là do Uanbu tìm ra. hai người với đèn pin, xẻng và một số đồ dùng thiết yếu cùng một nỗi sợ hãi, mò mẫm đi vào đường hầm âm u ma quái. Ở trong đó, họ bắt đầu tìm thấy một nơi có cả đất và những thứ gì đó, họ phát hiện ra có 2 đường hầm khúc khuỷu sâu tối. Hai người đoán: môt đường có thể là đường ngầm cũ của người Ibux cổ ra ngoài thành lấy nước, còn đường kia có lẽ là hầm ngầm bí mật thông với Đá Thánh A La. Và 2 người quyết định đi theo một trong hai con đường đó. Nhưng đi được khoảng 150m thì hết đường ngầm, họ gặp những bậc đá ăn lên trên đều đã bị bùn cát lấp tịt, không thể đi tiếp được nữa. Hai người lấy xẻng ra xúc cát.

Cát xúc ra lại đánh đóng vào đường ngầm phía sau và đường ngầm dường như bị bùn cát lấp lại nên cát ở trên bậc đá vẫn cứ chảy xống không ngừng, như thể có ai đó đang cố tình phá hoại, làm cho 2 nhà thám hiểm không thể có cách nào hót sạch chỗ cát cứ chảy ùn ùn trên bậc đá. Hai người cảm thấy, trên bậc đã có một uy lực vô biên, không thể chống lại sức mạnh thần bí đang tác quái, họ càng xúc, cát chảy xuống càng nhiều, nếu dừng thì cát cũng không chảy nữa. Hai người vô cùng sợ hãi, vội vàng theo đường cũ trở ra ngoài. Sau khi ra ngoài họ ra sức tô vẽ, thêm nếm cái nỗi sợ hãi trong đường hầm làm cho người nghe phát sợ, sởn cả tóc gáy. Sau này Hêlibatti đi thuyền buồm vượt Thái Bình Dương, gặp phải cơn bão lớn, thuyền chìm, chôn thân dươi đáy biển. Từ đó về sau, không còn người nào biết về đường ngầm thần bí đó, lại càng không có ai đi tìm nó nữa.

Lại có một số nhà khảo cổ cho rằng, Salomon thường xuyên phái các đoàn thuyền ra khơi xa, mỗi lần quay về thì vàng đều chất đầy khoang. Vì vậy, họ mạnh dạn suy đoán rằng, rất có thể ở ngoài biển xa xôi ấy nhất định phải có một hòn đảo châu báu. Đó là nơi Salomon đã cất giấu kho báu của mình, chỗ vàng kia là từ hòn đảo châu báu đó ùn ùn chuyển về không dứt. Nhưng câu chuyện vẫn là một bí mật cho tới nay chưa ai có thể làm sáng tỏ hơn.

Năm 156 sau Công nguyên, nhà hàng hải Tây Ban Nha dẫn một đoàn thám hiểm đến hòn đảo châu báu nọ thì thấy thổ dân trên đảo đeo các đồ trang sức đều lấp lánh ánh vàng. Họ đã vô cùng kinh ngạc cho rằng đã tìm thấy kho báu của Salomon, nên liền đặt tên cho nơi này là Quần đảo Salomon, đó là nguyên do vì sao hòn đảo này có tên gọi là Quốc đảo Salomon. Từ đó về sau, người châu Âu cứ kéo nhau đến quần đảo Salomon để tìm “Kho báu của Salomon“. Do vị trí của quần đảo Salomon nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, bao gồm 6 đảo lớn và gầm 1000 đảo nhỏ nằm rải rác trên diện tích đất biển là 60.000km2, rừng rậm phủ kín 90% diện tích đảo, nên rất khó khăn trong việc tìm kho báu. Mấy trăm năm trở lại đây, hàng ngàn hàng vạn lượt người tìm kho báu đã không tìm kiếm được gì ở quần đảo này. Có người cho rằng, trên quần đảo Salomon làm gì có kho báu của Salomon, đó chẳng qua chỉ là tin đồn nhảm nhí.

Sự thật về kho báu của Salomon và Hòm ước vàng cho đến tận ngày nay vẫn là một bí ẩn.

 

Theo H.T (Nền văn minh cổ thế giới)