Hôn nhân một vợ nhiều chồng
Hình thứchôn nhân này vẫn còn vẫn tồn tại ở một vài ngôi làng hẻo lánh thuộc cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc.
Một gia đình đa phu ở Tây Tạng, Trung Quốc. |
Hình thức hôn nhân này theo tín ngưỡng địa phương nhằm duy trì tài sản của gia đình, hạn chế canh tác đất đai và tỉ lệ sinh con cao hơn, cũng là một hình thức kế hoạch hóa gia đình.
Theo đó, một nhóm thanh niên cùng kết hôn với một người phụ nữ cùng trang lứa. Họ sống chung và lao động cùng nhau. Những đứa trẻ được sinh ra sẽ chỉ gọi cha đối với người chồng lớn tuổi nhất, những người còn lại chỉ được gọi là “chú”.
Minh hôn – Hôn nhân với ma quỷ
Hai người chết kết hôn với nhau. |
Xa xưa ở Trung Quốc, một vị quan qua đời phải được chôn cùng một phụ nữ để ông không bị cô đơn khi sang thế giới bên kia.
Ngày nay tập tục minh hôn vẫn được áp dụng, theo đó những kẻ trộm mộ thường lấy xác những cô gái trẻ phục vụ minh hôn. Những xác cô gái trẻ mới chôn có giá dao động từ 16.000 – 20.000 NDT (2.600 – 3.300 USD).
Người sống kết hôn với người đã khuất. |
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến minh hôn, trong đó có phong tục cho rằng, em trai phải kết hôn sau anh trai. Nếu người anh qua đời, buộc phải tổ chức minh hôn để tránh cho người em bị đen, vong hồn người anh không quở trách em vì chưa kịp lấy vợ đã qua đời.
Cộng đồng người Hoa ở Singapore khá quen thuộc với hình thức cho hai người qua đời kết hôn với nhau. Đôi khi đám tang và hôn lễ được tổ chức chung một ngày. Thậm chí xuất hiện môi giới minh hôn.
Tục ném bùn trong đám cưới
Ảnh minh họa. |
Dân tộc Đồng ở Trung Quốc có tục ném bùn vào nhau đúng ngày cô gái đi lấy chồng được 1 năm. Cô gái cùng 9 cô bạn chơi ném bùn với chồng và các bạn của chồng trên mảnh ruộng đầy bùn. Khi chơi đã mệt, họ nhảy ùm xuống sông, té nước vào nhau. Trong số đó, có đôi nào để ý nhau thì bơi ra xa và anh chàng trong đôi đó sẽ được mời tham gia hội ném bùn năm sau.
Tục treo quan tài trên vách đá – huyền táng thời cổ xưa
Treo quan tài trên núi là cách hiểu đơn giản của hình thức huyền táng – một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Huyền táng: trong đó chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng cực kì nguy hiểm.
Treo quan tài trên vách núi- một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc. |
Người ta cho rằng vách núi hay hang động trên cao là nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn yên nghỉ. Từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian. Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”.
Theo quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn. Do ảnh hưởng của thiên nhiên, những chiếc quan tài cũng cũ dần, nó bị hỏng và rơi xuống, người ta lại đặt chúng vào những vị trí thấp hơn. Hầu hết những chiếc quan tài mới có kích thước lớn hơn và màu sắc sặc sỡ hơn.
Kính chó hơn người
Ảnh minh họa. |
Thanh niên Hà Nhì Trung Quốc rất tiết kiệm lời nói khi yêu đương. Họ dùng cách tặng hoa cho nhau để nói về tình yêu. Chàng trai tặng cho cô gái 2 bông hoa, 1 vàng 1 đỏ. Cô gái tặng lại cho chàng trai 1 bông hoa đỏ hoặc vàng. Màu vàng chỉ sự lưỡng lự, màu đỏ là yêu.
Cô gái tặng bó hoa mà ở giữa có giò hoa cánh đơn, tức là cô ấy còn đơn chiếc, chưa có bạn trai chính thức. Nếu ở giữa có giò hoa cánh kép tức là cô gái đã có người yêu rồi.Gia đình người Hà Nhì rất kén con dâu. Trong gia đình cô dâu mới được cưới về, mẹ chồng được gọi là chó nhà trời.Truyền thuyết kể rằng xưa kia người Hà Nhì không biết trồng cây, cũng như dệt vải.
Cô con út nhà trời đã lấy cắp giống lúa của cha cho người Hà Nhì, dạy mọi người cách dệt vải để may quần áo. Cô út bị gọi về trời, bị biến thành con chó và bị đày xuống trần gian. Từ đó, người Hà Nhì rất kính trọng chó. Ngày Tết của người Hà Nhì thường được tổ chức long trọng. Nhưng bát cơm đầu tiên phải dành cho chó, rồi mọi người mới được vào tiệc.
(Còn tiếp…)
Người đẹp nào đã khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ
Phe kiêu binh diệt Cán, phù Tông lên ngôi Chúa đã cậy công làm náo loạn kinh thành. Cơ đồ vững chắc nhà Trịnh vì thế mà tiêu tan. |
Hé lộ bất ngờ về giáo viên Trung Quốc thời cổ đại
Giáo viên Trung Quốc thời cổ đại được xã hội coi trọng và đánh giá cao, có nhiều nguồn thu nhập. Triều đình còn tặng thưởng cho những đóng góp, cống hiến của họ |
Nguồn: Hải Hồng (TH)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.