Khuẩn chuông là một loại nấm chân cao, thân sứa của nó giống như một lớp mạng che mặt bằng lụa trong suốt. Vì
(Ảnh: portsdown) |
vậy các nhà thực vật học đã đặt tên cho là “người đàn bà che mặt”. Cho đến nay nó là thực vật duy nhất người ta có thể quan sát được sự sinh trưởng của nó bằng mắt thường.
“Người đàn bà che mặt” mọc trong các rừng rậm Brasil, Nam Mỹ. Lúc đầu nó chỉ như một quả trứng chim, bọc ngoài là lớp vỏ da có tính đàn hồi. Khi sinh trưởng, thân thể phồng to lên, ít lâu sau “trứng” xuất hiện một vết nứt nhỏ. Vết nứt toác dần ra khiến cho “trứng” tách làm hai, ở giữa nảy ra một cái ô vàng ánh với cái cán trắng. Cán ô phát triển rất nhanh, mỗi phút cao khoảng 5mm. Lúc này đã thấy rõ mũ nấm. Trong 2 giờ, nó có thể mọc cao khoảng 50cm.
Sau đó, từ mũ nấm từ từ buông xuống một mạng che trong suốt màu trắng gần chấm đất, giống như một chiếc váy hình chuông, che kín chân. Đồng thời lúc đó tỏa ra mùi thối kinh khủng, ruồi nhặng, côn trùng bay đến bậu đầy chung quanh.
Khuẩn chuông có một cuộc đời ngắn ngủi, nó vỡ ra nhanh chóng, ngoài một bãi dịch nhầy ra thì không còn gì nữa.
(Ảnh: houby.humlak)
Theo H.T (Thế giới thực vật)