Tắt “công tắc” giới tính khi con cái kết đôi hứa hẹn một phương pháp kiểm soát côn trùng có hại thông minh và an toàn với môi trường.
Các nhà khoa học đã công bố trong tháng 12 năm 2007 rằng họ đã phát hiện cơ quan thụ quan phân tử, gọi cách khác là “công tắc”, có chức năng như nhau ở tất cả các loài côn trùng. “Công tắc” này “bật” các hành vi sau khi giao phối, ví dụ như đẻ trứng.
Nếu có thể nghiên cứu sản xuất một loại hoá chất nhằm ngăn chặn hành vi giao phối thì số lượng của côn trùng sẽ được kiểm soát. Hơn nữa các bệnh ở động vật và con người cũng hạn chế lây lan. Ông Barry Dickson, Viện Bệnh lý phân tử, Viên – Áo, đã nói: “Nếu chúng ta có một chất ức chế hoạt động của cơ quan thụ quan, chúng ta có thể can thiệp vào chức năng của cơ quan đó. Kết quả là chúng ta sẽ có một phương pháp kiểm soát sự sinh sôi của côn trùng”.
(Ảnh: Reuters) |
Rất nhiều côn trùng cái có những thay đổi cơ bản trong hoạt động sau khi giao phối. Một số loài thì đẻ trứng. Muỗi cái chẳng hạn, lại đi tìm một bữa chén no nê và thường chúng lây truyền bệnh sốt rét trong bữa ăn của mình.
Các nhà khoa học đã biết rằng, những hành động này được điều khiển bởi một thứ gọi là phân tử peptit giới tính có trong tinh dịch của con đực. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng giải thích rõ ràng tại sao nó lại có ảnh hưởng đối với con cái.
Hiện Dickson và đồng nghiệp đã phát hiện được cơ quan thụ quan sinh ra phân tử này ở ruồi giấm và chứng minh được đây chính là chìa khoá của những hành vi sau giao phối. Theo báo cáo của họ trên tập san Nature, con cái thiếu cơ quan này sẽ hành động giống như chúng chưa từng giao phối kể cả khi chúng vừa thực hiện hành động đó.
Theo nghiên cứu cho thấy, tất cả các loài côn trùng đều có một cơ quan thụ cảm như thế. Quan trọng là chúng ta có thể sản xuất một loại chất ức chế hoá học có thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả hơn và tốt cho môi trường hơn thuốc trừ sâu.
Theo Trà Mi (Reuters)