Cạnh tranh là nỗi lo sợ của mọi doanh nghiệp. Sau tất cả những khó khăn họ xây dựng công ty, việc có thêm một đối thủ giống như việc có ai đó đang ở trong đấu trường vật với họ, khiến họ có cảm giác lo lắng và phòng vệ. Do đó, không có cạnh tranh được xem như một tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp, giúp họ có đường đi thông thoáng và đi đến thành công dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, như chúng ta thấy hình thức công ty độc quyền đang dần mất đi. Nền kinh tế thị trường phát triển để chứng minh được rằng ai mạnh, người đó là kẻ chiến thắng. Có cạnh tranh thì mới có tiến bộ. Có cạnh tranh, bạn mới biết điểm yếu và điểm mạnh của mình. Vậy, nếu việc kinh doanh của bạn đang thiếu tính cạnh tranh, đừng vui mừng, đừng ngừng phấn đấu. Đối thủ sắp tới có thể đánh bạn gục ngã chỉ sau một cú knockout. Vậy, điều gì kìm hãm bạn cạnh tranh và mất đi tinh thần cạnh tranh mạnh mẽ? Hãy tìm hiểu các lý do căn phổ biến nhất sau đây:
Lý do thứ nhất: Suy nghĩ hạn hẹp
Lý do đầu tiên khiến công ty bạn không có tính cạnh tranh là do suy nghĩ hạn hẹp của bạn về khái niệm cạnh tranh thị trường. Bạn có thể không có thị trường mục tiêu hoặc không quan tâm đến đối thủ của mình. Nói cách khác, trong khi bạn không tìm được giải pháp nào khác tốt, những đối thủ khác hiểu được nhu cầu thực tế nhất của những khách hàng tiềm năng và đáp ứng được người tiêu dùng. Vậy, họ trở thành đối thủ lớn của bạn. Bạn không tìm ra được đối thủ của mình, và để họ bỏ bạn một khoảng quá xa, bạn sẽ bị tụt lùi. Bạn không phát triển được công việc kinh doanh của mình, bạn mãi là một cái cây, trong khi đối thủ của bạn là một khu rừng với tập hợp cây đông đúc ở bên cạnh. Một ngày, khu rừng kia sẽ lan rộng và bạn trở thành lùm cây nhỏ dưới tán lá cao lớn phía trên.
Lý do thứ 2: Bạn đang dẫn đầu thị trường, nhưng chủ quan, không quyết liệt
Dù bạn ý thức được việc cạnh tranh với đối thủ, nhưng nếu bạn chủ quan, ngạo mạn, không quyết liệt, vị trí tiên phong thị trường của bạn vẫn có khả năng bị đánh bại. Một người quản lý có chiến lược sẽ luôn ý thức được điều này và giữ vững vị trí quán quân của mình bằng những theo dõi thị trường sát sao, cùng với những kế hoạch mang tính cạnh tranh khốc liệt.
Lý do thứ 3: Bạn không có sản phẩm mà người tiêu dùng cần
Ngoài ra, một lý do khác nữa khiến bạn dễ rơi vào tình trạng bị phá sản và bị đào thải khỏi thị trường, đó là do sản phẩm của bạn không có tính ứng dụng cao. Bạn có thể giữ vị trí là công ty độc quyền nhưng ít người tiêu dùng cần đến sản phẩm của bạn, hoặc sản phẩm của bạn đơn lẻ, không đa dụng và ít người biết đến. Nói theo cách khác, bạn đã chọn một con đường nhỏ ít người đi, bạn không có người chạy đua cùng, và cứ thế bạn ung dung đi bộ mà không biết, ở một ngả đường khác, đông đúc hơn, người ta chạy đua bon chen và họ đã bỏ bạn một khoảng rất xa. Nếu bạn vẫn muốn đi con đường nhỏ kia, bạn phải làm gì bây giờ?
Giải pháp thứ nhất: Đừng quên rằng bạn không những phải mở rộng phạm vi chạy đua – cạnh tranh với đối thủ cùng ngành chưa đủ, bạn phải cạnh tranh với những đối thủ khác ngành bằng doanh số, uy tín, tên tuổi.
Giải pháp thứ 2: Mở rộng đường chạy đua – hãy làm đa dạng các lĩnh vực kinh doanh của bạn để giảm thiểu rủi ro.
Giải pháp thứ 3: Ủi phẳng đường đua – cải thiện chất lượng để tồn tại và phát triển, hãy cải thiện chất lượng, hãy áp dụng công nghệ mới để đem mặt hàng tiên tiến nhất đến người tiêu dùng.
Thay lời kết
Cạnh tranh luôn có tính hai mặt. Để không bị thụt lùi, bạn nên chấp nhận rủi ro và khó khăn để cạnh tranh. Đó là cách khắc phục nhược điểm của cạnh tranh. Để luôn giữ vị trí đứng đầu, bạn cần theo dõi thị trường và đặt ra mục tiêu lớn nhất để vươn lên đứng đầu thị trường. Đó là cách bạn biến cạnh tranh thành bàn đạp để phát triển kinh doanh.
Nguyễn Mai – Nguồn: Forbes
Xem thêm:
8 lý do ngớ ngẩn khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc
Cay đắng vì bị trưởng phòng lừa mất “cái ngàn vàng”
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.