Nhiều gia đình muốn dùng điều hòa nhiệt độ để chống rét nhưng lại lo tốn điện. Làm sao để có được không gian ấm áp mà không “méo mặt” khi cầm hóa đơn tiền điện?
Nguyên lý làm nóng không khí của điều hòa nhiệt độ cũng giống như nguyên lý làm lạnh, tức là gián tiếp qua giàn trao đổi nhiệt. Không khí ấm từ điều hòa nhiệt độ không phun trực tiếp vào người dùng mà tỏa đều trong phòng, sưởi ấm trên diện rộng trong toàn bộ phòng, không ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
Hiệu suất của điều hòa lúc sưởi ấm lớn hơn hiệu suất lúc làm lạnh khoảng 4%. (Ảnh minh họa).
Điều hòa sưởi ấm gián tiếp nên không khí không bị đốt cháy, không gây thiếu oxy, không gây khô da. Khả năng sự cố cháy bỏng là không. Ngoài ra, hiệu suất của điều hòa lúc sưởi ấm lớn hơn hiệu suất lúc làm lạnh khoảng 4%, một máy điều hòa làm lạnh 12.000 BTU, khi sưởi ấm sẽ đạt 12.500 BTU nhưng điện năng tiêu thụ không đổi: 1,2 số/giờ.
Để tiết kiệm điện điều hòa khi sử dụng vào mùa đông cần lưu ý:
Sau mùa hè sử dụng hết tốc lực của điều hòa, người sử dụng nên bảo dưỡng, thay gas để có thể sử dụng điều hòa hiệu quả nhất vào mùa đông. Việc bảo dưỡng điều hòa và bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc… giúp việc trao đổi nhiệt được nhanh hơn. Ngoài ra, việc vệ sinh máy cũng giúp an toàn điện trong quá trình sử dụng.Trong khi sử dụng điều hòa, người sử dụng tránh đóng mở cửa nhiều lần, gây thất thoát nhiệt năng.Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, độ chênh lệch nhiệt độ so với môi trường càng lớn thì tiêu thụ điện càng nhiều. Điều chỉnh nhiệt độ tùy theo khả năng thích ứng của mỗi người. Ngoài ra, chênh lệch nhiệt độ quá lớn cũng không tốt cho sức khỏe.Một cách sử dụng thông minh là điều chỉnh nhiệt độ trong phòng chênh lệch không nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Và khoảng 4 giờ nên thay đổi nhiệt độ trong căn phòng bằng cách mở cửa ra để không khí tự nhiên vào.
Theo Báo Tin Tức