Kính viễn vọng vô tuyến có thể được tái chế từ chảo vệ tinh

Kính viễn vọng vô tuyến có thể được tái chế từ chảo vệ tinh

Qua các bước hướng dẫn của các nhà thiên văn New Zealand, việc sở hữu một chiếc kính viễn vọng vô tuyến thật dễ dàng hơn bao giờ hết.

Kính viễn vọng vô tuyến là loại thiết bị dùng để thu bắt các tín hiệu radio từ trên bầu trời. Các chảo vệ tinh thường thấy cũng dùng để thu bắt các tín hiệu radio, nhưng là các tín hiệu đã qua điều chế. Tuy nhiên, vẫn có cách để biến chảo vệ tinh cũ nhà bạn trở thành một kính viễn vọng vô tuyến qua bài hướng dẫn sau của các nhà thiên văn New Zealand.

Kính viễn vọng vô tuyến có thể được tái chế từ chảo vệ tinh

Vào năm 2010, hãng Telecom New Zealand ngừng hoạt động một trong số những ăng ten vệ tinh của hãng. Ăng ten này được chế tạo trong những năm 80 thế kỷ trước. Trước khi ngừng hoạt động, nhiệm vụ của ăng ten này là truyền tải các cuộc gọi thoại, truyền tải lưu lượng internet hay truyền phát sóng TV. Tuy nhiên, dần dần các cuộc gọi, internet hay TV được laser hóa và chui vào các đường ống cáp quang đi ngầm dưới đất. Do vậy, chiếc ăng ten với đường kính 30 mét này được tặng cho các nhà thiên văn của trường đại học công nghệ Aukland.

Kính viễn vọng vô tuyến có thể được tái chế từ chảo vệ tinh

Bước đầu tiên, người ta làm sạch cái chảo nhiều tuổi này. Các vết rỉ sét, cắn bẩn đọng trên bề mặt chảo sau bao năm sử dụng được làm sạch. Sau đó, họ thay mới cơ chế chuyển hướng của chảo, khiến nó có thể quang trong phạm vi 270 độ để phục vụ quan sát bầu trời thay vì 170 độ như trước. Người ta cũng thay đổi lớp tráng phủ trên bề mặt chảo để thích nghi với công việc mới: bắt các tín hiệu từ vũ trụ.

Các nhà khoa học cho biết: “Với đường kính bề mặt lên đến 30 mét , ăng ten mới gia tăng đáng kể khả năng thiên văn vô tuyến của New Zealand”. Trên thế giới, Nhật Bản và Autralia cũng đang tái chế lại các chảo viễn thông thành kính viễn vọng vô tuyến.

 

Theo Genk