Kỷ băng hà sắp quay lại Trái đất vì Mặt trời “ngủ quên”

Một kỷ băng hà mới đang sắp diễn ra ở châu Âu, sau khi các nhà khoa học cảnh báo việc Mặt Trời hoạt động yếu đi đáng kể.

Con số vụ nổ khí trên bề mặt Mặt trời lẽ ra phải đạt đỉnh điểm trong chu kỳ 11 năm hoạt động của nó. Tuy nhiên số lượng các vụ nổ đã sụt giảm bất ngờ.

Một nhà vật lý thiên thể cho biết ông chưa từng thấy sự sụt giảm như vậy trong 30 năm sự nghiệp và đã có những lo ngại nhiệt độ có thể hạ xuống rất thấp tới mức sông Thames ở Anh sẽ bị đông cứng.

Hình ảnh Mặt Trời do kính viễn vọng của NASA chụp lại (Ảnh: DM)

“Ta sẽ phải lùi lại tới 100 năm để về thời điểm Mặt trời từng hoạt động yếu như thế này” – Richard Harrison, lãnh đạo bộ phận vật lý thiên thể tại Phòng nghiên cứu Rutherford Appleton ở Oxfordshire nói với BBC.

Một trong những lần Mặt Trời suy giảm hoạt động mạnh nhất là trong thế kỷ 17, tại giai đoạn gọi là Maunder Minimum. Khi đó mùa đông lạnh giá đã bao trùm khắp châu Âu.

Đợt lạnh giá đó khiến cho không chỉ sông Thames đóng băng cứng mà còn khiến biển Baltic cũng chìm trong băng.

Tiến sĩ Lucie Green từ Phòng nghiên cứu Khoa học không gian Mullard của trường Đại học College London nói với BBC: “Sự kiện khiến tôi và nhiều khoa học nghiên cứu Mặt trời khác hoàn toàn bất ngờ”.

Sau giai đoạn Mặt Trời hoạt động yếu này, các nhà khoa học băn khoăn không biết tình hình có thay đổi không. “Có vẻ như Mặt trời đang buồn ngủ” – ông Green nói – “Có dấu hiệu mạnh cho thấy Mặt trời đang có hoạt động giống thời gian trước khi diễn ra Maunder Minimum”.

 

Theo Vietnam+