“Kỹ nghệ” tàng hình của bạch tuộc ở Indonesia

“Kỹ nghệ” tàng hình của bạch tuộc ở Indonesia

Sau khi phát hiện những con bạch tuộc tàng hình lần đầu tiên ở ngoài khơi bờ biển Sulawesi ở Indonesia năm 1998 cho thấy, những đặc điểm phức tạp của loài này cũng như thế giới động vật đang tồn tại dưới đại dương vẫn còn nhiều ẩn số đối với các nhà khoa học chưa lý giải được.

>>>Video: Bạch tuộc tàng hình ở Indonesia

“Kỹ nghệ” tàng hình của bạch tuộc ở Indonesia
Bạch tuộc có khả năng tàng hình và “hóa trang” màu sắc nhanh chóng khi gặp nguy hiểm.

Đến nay, nhiều người biết rằng, loài bạch tuộc tàng hình ở Indonesia có khả năng bắt chước và có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với một số loài động vật khác có nọc độc sống (như: rắn biển, cá sư tử, cá bơn…) trong cùng một môi trường sống.

Ngoài ra, chúng còn có khả năng quyết định tàng hình, thay đổi hình dáng của cơ thể khi gặp nguy hiểm.

“Đây là trường hợp duy nhất sống trong dải đá ngầm còn tồn tại trong dải tam giác san hô ở khu vực Đông Nam Á, có khả năng bắt chước và tàng hình nhanh chóng khi gặp nguy hiểm và những tác động gây hại của con người đến môi trường sống của chúng”, TS. Luiz Rocha, nhà nghiên cứu về ngư học tại Viện Đại học California (Mỹ), nói.

 

Theo Đất Việt