Lực kéo trung bình của ngựa bằng 13-15% khối lượng cơ thể. Trong một thời gian ngắn lực kéo có thể bằng 70-80%.
Tuỳ theo số giờ làm việc, sức kéo, tốc độ nà bố trí khẩu phần và chủng loại thức ăn cho ngựa một cách hợp lý. Đối với ngựa làm việc, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ bắp là tinh bột và mỡ. Nhiều thí nghiệm cho thấy trong giờ làm việc đầu tiên, thì 4/5 năng lượng mà cơ bắp sản ra là do tinh bột và 1/5 là do sử dụng chất béo. Nhưng trong giờ làm việc thứ 6, cơ bắp sử dụng 1/6 năng lượng từ tinh bột và 5/6 từ chất béo. Vì vậy để ngưak làm việc duy trì được khả năng làm việc khoẻ, dẻo dai cần có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý.
Để ngựa làm việc bình thường, giữ nguyên thể trạng và sức khoẻ, cần cho ăn khẩu phần 2-2,2 đv tính theo 100kg khối lượng, mỗi đơn vị thức ăn có 60-65g protein tiêu hoá.
Ngựa làm việc cần được ăn chất khoáng. Thiếu chất khoáng cũng là nguyên nhân làm giảm sức khoẻ cũng như khả năng làm việc của ngựa. Triệu chứng của bệnh do thiếu chất khoáng là làm việc chống mệt, đi không vững, khớp xương bị sưng, nếu trầm trọng có thể bị gãy xương.
Cứ 100kg khối lượng cần cho ăn 6-8g Ca và 3-5g P. Phải cho ngựa làm việc ăn muối thường xuyên, mỗi ngày cho ngựa ăn 30-35g muối.
Như vậy phải cho ngựa có khối lượng:
180 200kg ăn 10kg cỏ tươi và 1,6-1,7kg thức ăn tinh
210-230kg ăn 12kg cỏ tươi và 1,8,-2,0kg thức ăn tinh
240-270kg ăn 13-14kg cỏ tươi và 2,1-2,3kg thức ăn tinh
Trong thức ăn tinh hỗn hợp có 2900 Kcal/kg với 14-15% protein
Sau khi ăn cần cho ngựa nghỉ ngơi 1-2 giờ.
Ngựa đang làm việc nhất là ngựa chạy đường xa mới về đang mệt mỏi không nên cho uống nước ngay vì dễ gây đau bụng. Sau khi nghỉ 15-20 phút mới cho uống nước.
Ở miền núi mùa đông, nhiệt độ không khí thường xuống thấp, trời rét. Nếu nhiệt độ dưới 10°C nên cho ngựa nghỉ việc hoặc nếu có làm thì không nên cho ngựa đi xa.
Chú ý lựa chọn yên cương phù hợp với cơ thể ngựa để phòng ngựa bị phạm yên, gây thành ngoại thương rất trở ngại khi sữ dụng.
Theo NXB Nông Nghiệp, KH kỹ thuật nông nghiệp