Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?

0
132
Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?

Lá “Khát” (hay Kat, Qat, Ghat hoặc Chat) còn gọi với cái tên khá hay là lá “Thiên đường” (tên khoa học Catha edulis) là loại cây bụi được trồng, sử dụng và buôn bán ở nhiều nước châu Phi, vùng Nam Ả Rập.

Đây là loại cây trồng lâu năm. Nếu ở Việt Nam có truyền thống nhai trầu thì ở nhiều nước châu Phi, người ta sử dụng lá “Khát” như nhai trầu vậy. Họ còn phơi khô, chế biến thành nước để uống như uống cà phê.

Chỉ tính riêng ở khu vực Sừng châu Phi, đã có khoảng 20 triệu người nhai lá cây Khát.

Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?
Lá Khát – hay còn gọi là lá thiên đường.

Được biết, thâm canh cây Khát mang lại lợi nhuận cao. Đó là lý do vì sao 500.000 nông dân tại vùng Sừng châu Phi và bán đảo Arab trồng loại cây gây nghiện này như trồng rau vậy.

Trên thị trường, giá lá Khát là 0,5 đến 20 USD một bó, tuy nhiên tùy thuộc vào chất lượng và độ tươi của lá mà giá thành có thể đắt hơn một chút. Nhu cầu lớn nên lượng tiêu thụ lớn, trung bình một ngày hơn 25.000kg lá Khát được bán ra tại chợ Adaway của Ethiopia.

Bất chấp những tác hại đối với sức khỏe mà cây Khát gây ra, người dân vẫn sản xuất, buôn bán chúng vì chúng mang lại giá trị kinh tế lớn.

Ở Mỹ và nhiều nước châu Âu liệt lá “Khát” vào danh mục ma túy cực kỳ nguy hiểm.

Ở Ethiopia, nhiều phụ nữ quan niệm rằng nhai lá Khát giúp họ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt đàn ông. Vì vậy, nhiều phụ nữ tại đây cũng nhai lá Khát và lệ thuộc vào chúng. Họ tin rằng bản chất, Khát tạo hưng phấn nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thông thường, những người sử dụng thường nhai lá tươi còn lá khô thì cuốn thành thuốc hút, pha trà uống hoặc rắc vào thức ăn. Dù đã bị cấm nhưng tại Mỹ, một số học sinh, sinh viên vẫn nhai lá tươi trước khi làm bài thi hoặc tụ tập đông người.

Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?
Lá Khát có lượng tiêu thụ rất lớn tại châu Phi.

Tại sao lá Khát gây ảo giác?

Tại sao loại lá này lại độc đến vậy? Sở dĩ nó tạo cảm giác hưng phấn cho người dùng bởi loại lá này có chứa chất cathinone – một chất kích thích giống ma túy tổng hợp amphetamine, nhưng có tác dụng nhanh hơn (khoảng 15 phút sau khi nhai, so với 30 phút nếu dùng amphetamine), có mức độ nguy hiểm hơn ma túy đá gấp nhiều lần và độc hại hơn các loại ma túy thông thường gấp 500 lần.

Nguy hiểm hơn, từ “Khát” có thể tinh chế thành chất ma túy cathinone. Từ chất này có thể tổng hợp với chất amphetamine thành loại ma túy có tên gọi là flakka. Đây là loại ma túy có dạng như tinh thể muối, màu trắng hay hồng nhạt, có mùi như mùi vớ của người hôi chân.

Ma túy dựa trên tác động của chúng đến hệ thần kinh được chia làm 2 nhóm. Một là nhóm gây ức chế trầm dịu như: nhựa thuốc phiện, morphin và các dẫn xuất như heroin, một số thuốc giảm đau được dùng hạn chế trong y học như pethidine, fentanyl…

Nhóm thứ hai là các loại gây kích thích thần kinh như: cocain, amphetamin cùng các dẫn xuất như methamphetamin (hàng đá) và MDMA (thuốc lắc); các thuốc gây ảo giác như LSD, cần sa và cần sa mới (cỏ Mỹ), cathinone và một dạng bào chế khác cũng có nguồn gốc từ cathinone là mephedrone…

Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?
Lá Khát sau khi đã sấy khô.

Tác hại của lá Khát

Lý do người dân một số nước châu Phi như Djibouti, Kenya, Ethiopia, Somalia, Yemen đôi khi nhai lá cây này để tìm cảm giác kích thích nhẹ.

Cathinone gây phấn khích, tỉnh táo, nói nhiều, chán ăn, thường được coi là một chất gây nghiện ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, theo Live Science. Việc sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng lá Khát có liên quan đến “chứng mất ngủ, chứng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm, tổn hại gan và bệnh tim”, theo một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y tế Áo Wiener Klinische Wochenschrift.

Ngoài ra, cathinone trong lá Khát cũng dẫn tới một số trường hợp ảo giác, hoang tưởng, rối loạn tâm thần, có các hành vi bất thường, cực đoan, bạo lực, muốn tự tử…

Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?
Cảnh tiêu thụ lá Khát tấp nập tại Ấn Độ.

Nhưng khi lá Khát được dùng để bào chế cathinone tổng hợp, tác dụng gây kích thích của nó sẽ mạnh hơn nhiều so với tự nhiên và rất nguy hiểm cho con người.

Tên gọi “muối tắm” chỉ là tiếng lóng và loại ma túy này hoàn toàn không liên quan đến loại muối tắm chứa khoáng chất thường dùng để làm đẹp da. Trên thế giới, cathinone tổng hợp hay len lỏi vào thị trường với rất nhiều thương hiệu như: Flakka, hoa, chín tầng mây, sóng trăng, vanilla sky, ánh sáng trắng, scaface…

Có thể nói flakka là sự pha trộn giữa cocain và hàng đá, nên mức độ nguy hại, tàn phá cơ thể của nó đối với người sử dụng thật sự… đáng sợ hơn các loại ma túy thông thường rất nhiều. Người dùng lá “Khát” được cho là khó cai nghiện hơn nhiều loại ma túy khác và khả năng dẫn đến tử vong cũng rất cao.

Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?
Lá Khát phơi khô để đun nước uống và cùng vì đã phơi khô nên lá Khát rất dễ vận chuyển.

“Muối tắm” là tên lóng của một loại ma túy tên hóa học là mephedrone và cathinone được chiết xuất từ cây Khát, có hình dạng kết tinh và cách sử dụng giống như đá (đốt hít).

So với “đá” thì muối tắm không “phê” bằng. Trước khi “muối tắm” xuất hiện, một loại ma túy tổng hợp khác có tên gọi là Meo meo hay M-Cat cũng từng càn quét nhiều quốc gia nhưng ít phổ biến hơn tại Việt Nam so với “muối tắm”.

Ở Ấn Độ, nó còn được gọi là “ma thuật trắng”. Meo meo, M-Cat có thành phần là mephedrone, tức 4-methylmethCathinone, một dẫn xuất của cathinone và cũng có nguồn gốc từ lá Khát. Tác hại của loại ma túy này tương tự “muối tắm”.

Người dùng lá “Khát” được cho là đặc biệt khó cai nghiện hơn nhiều loại ma túy khác và khả năng dẫn đến tử vong cũng rất cao.

Cathinone tổng hợp có thể tạo ra hiệu ứng trên não tương tự như “hàng đá“, thuốc lắc hay cocain. Tuy nhiên, toàn bộ tác động của nó đến não, tâm thần kinh con người thì vẫn còn nhiều điều chưa rõ.

Lá Khát là gì và lá Khát độc hơn ma túy thế nào?
Lá Khát khi còn tươi.

Theo các nghiên cứu, cathinone tổng hợp có thể tạo ra nhiều chứng bệnh thuộc nhóm rối loạn tâm thần, gồm: rối loạn lo âu hay phiền muộn, rối loạn giấc ngủ, kiêu ngạo thái quá, hoang tưởng (hoang tưởng bị hại, hoang tưởng liên hệ bản thân…), ảo giác, rối loạn về cư xử xã hội, tăng ham muốn tình dục, hoảng loạn và tấn công người khác.

Về mặt thực thể, nó có thể gây chảy máu cam, đổ mồ hôi, buồn nôn. Người trải qua cơn mê sảng kích thích khi dùng loại thuốc này có thể bị mất nước, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến sự phân hủy của các tế bào cơ xương và suy thận.

Nhiễm độc do dùng cathinone tổng hợp quá liều có thể dẫn đến cái chết. Một thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy cathinone gây nghiện.

Theo NIDA, việc điều trị nghiện cathinone bao gồm các liệu pháp nhận thức hành vi – cách điều trị khá phổ biến đối với bệnh nhân tâm thần – song song với quản lý dự phòng.

 

Theo mangtinmoi