Kết quả này được công bố tiếp sau một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thói quen làm nhiều việc cùng một lúc với nguy cơ giảm khả năng tập trung, trầm cảm, hồi hộp và giảm sút điểm số ở trường học.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Sussex khảo sát tần suất “chia sẻ” sự tập trung cho những loại công nghệ khác nhau của 75 phụ nữ và nam giới khỏe mạnh, có thể là thói quen gửi tin nhắn trong khi đang nghe nhạc và kiểm tra email, hoặc nói chuyện điện thoại trong khi đang xem TV và lướt web. Sau đó, những người tình nguyện tham gia nghiên cứu sẽ được chụp quét não, và kết quả là tần suất làm nhiều việc cùng một lúc càng cao thì lượng chất xám trong một vùng gọi là Vỏ não vành trước (ACC) lại càng thấp.
Nghiên cứu mới cho thấy sử dụng nhiều thiết bị công nghệ truyền thông cùng một lúc có thể làm giảm chất xám – phần xử lý thông tin của bộ não.
Đây là nghiên cứu đầu tiên liên hệ giữa thói quen làm nhiều việc cùng một lúc với cấu trúc của bộ não. Nhà nghiên cứu Kep Kee Loh nói: “Việc sử dụng nhiều công nghệ truyền thông cùng một lúc đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay; và chúng ta đang ngày càng lo ngại về những tác động của chúng đối với nhận thức và những cảm xúc xã hội của con người”. Ông cũng nói thêm rằng, cần phải có thêm các nghiên cứu nữa để chứng minh rằng làm nhiều việc cùng một lúc chính là nguyên nhân làm não teo lại, bởi cũng có khả năng những người có ít chất xám ở vùng ACC lại bị “hấp dẫn” hơn bởi việc sử dụng rất nhiều món đồ điện tử cùng một lúc.
Trước đây, các nhà khoa học từng chỉ ra rằng kết cấu não có thể sẽ thay đổi nếu tiếp xúc trong một thời gian dài với các môi trường và trải nghiệm mới lạ. Một số nghiên cứu còn cho rằng những bài rèn luyện, chẳng hạn như tập tung hứng hay tài xế taxi học bản đồ của thành phố, cũng có thể làm tăng mật độ chất xám – phần xử lý thông tin – ở một số vùng nhất định trong não.
Theo Dailymail
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.