Sau mỗi sự tan vỡ, ai cũng phải tiếp tục một cuộc sống mới. Nếu bạn muốn “sang đò” lần hai, việc không thể bỏ qua là gây dựng tình cảm với các con riêng của chồng hoặc vợ. Sau đây là những gì các bạn có thể tham khảo để có một gia đình mới hạnh phúc hơn
-
1
Dành thời gian để tìm hiểu, thăm hỏi gia đình vợ/chồng sắp tới.
Nếp sống của họ thế nào? Có sự phản đối nào từ những người thân của họ không, rồi họ có con riêng không… Hãy cố gắng trả lời càng nhiều câu hỏi như vậy càng tốt. Và sau đó đề ra giải pháp, đồng thời đề nghị sự giúp đỡ của người sắp là bạn đời.
-
2
Là người đến sau, trước tiên bạn nên nghĩ mình là “bạn” thay vì mang tâm lý một người thay thế hay “đấng cứu thế” chẳng hạn.
Hãy nuôi dưỡng “tình bạn” ấy lớn lên theo kiểu chậm mà chắc, đừng hấp tấp. Bởi hiếm đứa con nào lại mau chóng quên đi tình cảm của ba hoặc mẹ ruột nó, và lẽ tất yếu bạn sẽ bị nhìn bằng cặp mắt hình viên đạn cho cái sự “thọc gậy bánh xe” này.
-
3
Tìm nhiều cơ hội để tiếp cận “đối tượng”
Nhưng chú ý cần tự nhiên không kiểu cách hay gượng ép. Có thể là đưa đón chú chàng đi học, đi chơi banh hay chở cô nàng đi ăn kem, khâu vá những đồ sứt chỉ, sửa soạn các bữa ăn tươm tất và đủ dinh dưỡng; hoặc có thể thăm hỏi chuyện nhà, chuyện chăm sóc vườn tược, chuyện cơ quan… Và bạn hãy cho thấy bản thân rất muốn được hòa cùng nhịp sống ấy
-
4
Nên đưa ra những quy tắc một cách tinh tế và cương quyết cho lũ trẻ trước khi các thách thức từ chúng nảy sinh.
Điều này rất cần sự trao đổi trước, giúp đỡ từ “người chủ thật sự” của chúng. Làm thế bạn sẽ được kính nể hơn vì tất cả đều đã thông báo trước, rất công bằng, không mang hơi hướng đàn áp, ghẻ lạnh.
-
5
Thảo luận trước về vấn đề tiền bạc.
Chi phí sinh hoạt, thói quen tiêu xài, nuôi dưỡng con cái và cả khoản phí chu cấp cho người đã ra đi là những gì cần được trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc và rõ ràng. Sau này, bạn sẽ không bị lấn cấn, bực tức hay lặp lại điệp khúc “biết thế, tôi…”. Ngoài ra, việc phân bạch này cũng giúp bạn đối phó lại với miệng đời, điều tiếng.