Làm sao để dung hòa cuộc sống giữa mẹ và vợ

Làm sao để thu phục chàng bằng lời nói

Cuộc sống chung với mẹ và vợ thật sự không đơn giản, khiến bao đấng mày râu phải chao đảo vì các ‘cuộc chiến’. Nếu không muốn chuyện này xảy ra, bạn nên lắng nghe lời khuyên của nhà tâm lý học Salma Prabhu để cân bằng hai người phụ nữ quan trọng nhất trong đời mình nhé!

  • 1

    Hiểu rõ mối quan hệ

    Mẹ

    Là người phụ nữ đầu tiên trong đời bạn. Bà nuôi nâng, che chở và yêu thương bạn từ lúc lọt lòng tới khi trưởng thành. Dù bạn có lớn khôn, trong mắt người mẹ, bạn vẫn luôn bé bỏng. Điều bạn cần làm là phải khéo léo trong cách cư xử để bà cảm thấy yên tâm và không có ý nghĩ “mất con” khi bạn kết hôn. Có như vậy, bà mới sẵn sàng chia sẻ bạn với “một người phụ nữ trẻ và đẹp hơn mình”. Hãy nhớ rằng người mẹ nào cũng muốn nhìn thấy con mình sống thật hạnh phúc.

    Vợ

    Tuy là “người phụ nữ đến sau” nhưng nàng cũng quan trọng không kém. Nàng sẽ cùng bạn chia sẻ mọi điều trong cuộc sống như: việc nuôi dạy con cái, vun đắp gia đình, cùng bạn trải qua khó khăn, cực khổ… Vì vậy, bạn cần phải biết thông cảm và chia sẻ với vợ trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi, một số người vợ cảm thấy như mình đã “bỏ lại” cha mẹ, bạn bè, cuộc sống riêng tư để theo chồng nên các nàng thường kỳ vọng rất cao.

  • 2

    Tạo dựng cuộc sống chung hòa bình

    Tôn trọng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các mối quan hệ. Đây là chìa khóa đảm bảo rằng cả hai người phụ nữ đều quan trọng không kém nhau. Mẹ yêu thương bạn vô điều kiện nên dễ dàng bỏ qua hành vi thiếu tôn trọng. Còn người vợ đã kỳ vọng vào bạn rất nhiều thì khó có thể tha thứ cho những sai lầm mà bạn gây nên.

    – Trước khi kết hôn, bạn cần dành thời gian tìm hiểu vợ. Hãy quan tâm tới công việc và bạn bè của cô ấy để đảm bảo mẹ không phải lo lắng về người phụ nữ mới xuất hiện trong cuộc sống của bạn.

    – Lắng nghe lời khuyên từ mẹ và giúp đỡ vợ việc nhà để nàng có cảm giác thoải mái trong ngôi nhà mới. Nàng sẽ thấy mình cũng quan trọng trong cuộc sống của bạn và mẹ chồng thật dễ chịu chứ không phải kẻ thù.

    – Nếu mẹ muốn nấu một món ăn cho bạn, hãy để cho bà làm nhưng khuyến khích vợ cùng mẹ chuẩn bị. Như vậy, vừa để hai người có thời gian trò chuyện, tìm hiểu, vừa gắn chặt tình cảm mẹ chồng – nàng dâu.

    – Đừng khen tài nấu ăn của người này trước mặt người kia. Hãy đánh giá cao và cảm ơn từng người một cách riêng biệt.

    – Đừng bao giờ đánh mất sự bình tĩnh của bạn trước mặt hai người phụ nữ này.

    – Khi mẹ và vợ có những hiểu lầm, bạn nên đứng giữa làm hòa, phân tích để cả hai thấu hiểu và biết thông cảm cho nhau hơn.

  • 3

    Khéo léo trong giao tiếp

    – Đảm bảo với mẹ rằng vợ có khả năng quyết định nhiều vấn đề trong cuộc sống gia đình như: cách chi tiêu tiền bạc, nuôi dạy con cái, đối xử với gia đình nhà chồng… Và nếu bạn gặp trục trặc trong công việc, cuộc sống, bạn nên chia sẻ với vợ.

    – Tương tự như vậy, nói với vợ về đặc điểm tính cách của mẹ và chuyện bạn đưa lương cho mẹ hàng tháng. Giải thích cho cô ấy về những điều mình làm và vợ không nên can thiệp quá sâu.

    – Vợ dự định theo đuổi sự nghiệp sau khi hết hôn nhưng mẹ lại muốn có cô con dâu đảm đang việc nhà. Bạn nên giải thích cho mẹ hiểu giờ nam nữ bình đẳng, bạn cần tôn trọng mong ước riêng của cô ấy và khẳng định cô ấy vẫn có thể lo tốt mọi việc. Nếu mẹ vẫn không chấp nhận, sống riêng là cách giải quyết tốt nhất.