Ngày Tết, các loại thực phẩm bạn ăn chủ yếu là những món có chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó là việc sử dụng quá nhiều bia rượu, nước ngọt có ga…và giờ giấc ăn uống thất thường không đúng bữa. Vì thế, tình trạng nóng trong người là không tránh khỏi.
-
1
Mất cân bằng dinh dưỡng
Các món ăn phổ biến ngày Tết thường có nhiều chất bột đường ngọt và béo ngậy mà lại thiếu rau củ quả tươi sống, càng gây ra tăng cân quá mức và béo phì thêm. Ngược lại, với người lười ăn thì dễ bị “no ngang” nên không ăn đủ trong bữa ăn chính gây ra sụt cân và suy dinh dưỡng.
Việc sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn rất thuận lợi cho ngày Tết nhưng cũng có mặt bất lợi cho người cao tuổi, người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường… Ngoài ra, việc “tống” vào người hàng đống bia rượu sẽ bắt lá gan phải làm việc nhiều hơn để thải độc
-
2
Để hạn chế các rối loạn
Lên thực đơn sẵn cho những ngày tết khá hoàn chỉnh để dự trữ lượng thức ăn cần thiết, tránh mua quá nhiều thức ăn gây dư thừa, hư thối, rất lãng phí. Đôi khi vì thấy thức ăn nhiều quá, có thể ăn không kịp, tiếc của phải ráng ăn nhiều, thậm chí hư mốc rồi vẫn ăn, không chỉ gây “ngộ độc” thức ăn cả về số lượng ăn cũng như vi trùng gây bệnh.
-
3
Ngoài ra, còn có một số cách sau:
– Hạn chế uống nước có ga, chỉ nên dùng nước lọc, và hãy trữ trong tủ lạnh nhiều chanh tươi. Buổi sáng sau khi ăn xong, hãy uống một cốc nước chanh tươi, vừa chống nóng trong người, vừa nâng sức đề kháng, ngăn mệt mỏi trong những ngày tết.
– Hãy mua ít viên C sủi, vitamin dạng viên nén… uống sau các bữa ăn.
– Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả hơn nữa trong các ngày Tết, cũng như uống thêm nước quả ép.
– Mua thêm trà chanh, sữa chua trữ trong tủ lạnh.
Bia rượu và nước uống có ga là nguyên nhân khiến dạ dày “phát hỏa”
-
4
Đi đôi với việc ăn là uống sao cho hợp lý nhất:
– Nước la hán: Qủa la hán được bán nhiều tại các tiệm thuốc bắc, bạn có thể mua về đun lấy nước uống trong các ngày Tết, với vị ngọt ấm đặc biệt bạn có thể uống thay nước lọc. Ngoài quả la hán, bạn có thể thay thế bằng hoa cúc khô, cam thảo…
– Nước lá: Lá để đun nước ở ngoài chợ bán rất nhiều, các bà nội trợ có thể ra ngoài mua ít rau má, mía lau, râu bắp, lá dứa, mã đề… đun lấy nước uống trong ngày. Vừa mát vừa giải khát. Lá này chợ Hàng Bè bán rất nhiều.
– Đơn giản nhất, bạn mua nhân trần, nụ vối về đun nước uống trong ba ngày Tết hay trà atisso, hoa atiso khô.
– Trà lá sen: Lá sen có vị đắng chát (khổ sáp) tính bình. Ngày Tết mua lá sen tươi 20g (cắt nhỏ), hồng táo (táo tàu) 5 trái, sắc lấy uống, chia ra uống từng ít một như uống trà.
Hy vọng rằng, với những bí quyết ăn uống trên, tết này dạ dày của bạn sẽ hoàn toàn được giải phóng khỏi những nhiệt lượng tăng cao đột biến.