Đời sống hôn nhân luôn là một “bài toán” khó trong cuộc sống của mỗi người. Làm sao để cuộc sống hôn nhân của bạn không bị tẻ nhạt sau nhiều năm chung sống? Sau đây là những sai lầm thường thấy trong các cuộc hôn nhân có dấu hiệu rạn nứt
p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }
1. Không trách cứ lẫn nhau
Chấp nhận vô điều kiện là một lầm tưởng tai hại. Những cuộc hôn nhân lành mạnh và trường tồn đòi hỏi vợ chồng đôi khi phải biết… cằn nhằn lẫn nhau. Thái độ “anh cứ làm bất cứ điều gì, miễn anh vui là được” có thể là thái độ tự hạ mình và sẽ trở thành một thói quen có hại.
Nếu chàng nằm ườn xem tivi suốt ngày mà bạn chẳng nói tiếng nào, điều đó có nghĩa bạn không quan tâm đến chàng. Có thể chàng đang bị khủng hoảng tinh thần, có thể chàng chán chường… nhưng cũng có thể là chàng đang muốn “trêu ngươi” xem bạn phản ứng ra sao.
Dù gì đi nữa, bạn im lặng, chàng sẽ nghĩ đó là do bạn không quan tâm tới chàng. Trong khi đó, chẳng những bạn có quyền đòi hỏi chàng giúp đỡ bạn việc nhà mà bạn còn có trách nhiệm phải nhắc nhở chàng vận động nhiều hơn để tốt cho sức khoẻ.
2. Không có đời sống độc lập
Hôn nhân không có nghĩa là sự kết hợp hai người độc thân có cùng chung sở thích. Sẽ có nhiều điều không ổn nếu bạn và chàng cùng làm chung mọi chuyện. Chuyên gia tâm lý Shechtman thuộc trường ĐH Los Angeles cho rằng nếu chồng bạn không được phép có đời sống riêng, hậu quả là chàng sẽ dần cảm thấy ngột ngạt vì cuộc sống chung.
Ngược lại, nếu bạn tham dự quá nhiều vào đời sống riêng của chàng, muốn tìm hiểu, muốn biết rõ hoặc dự phần vào bất cứ lĩnh vực nào, chàng sẽ cảm thấy bị xâm phạm và cũng… ngột ngạt.
Sự thân mật thực sự đòi hỏi hai người có hai cuộc sống độc lập nhau nhưng không phải xen lấn nhau. Những cuộc hôn nhân tốt đẹp nhất sẽ ít tốn công chăm sóc nhất. Khi bạn có một đời sống riêng, có cuộc sống độc lập và một thái độ “dù có chàng hay không, bạn vẫn sống ngon lành”, chàng sẽ biết được điều đó và sẽ đối xử với bạn cách khác.
3. Hy sinh mù quáng
Shechman thích kể câu chuyện của Bernard, một bác sĩ và Stacy, người vợ hết lòng tận tuỵ của ông. Bà đã thôi việc sau khi kết hôn, vui vẻ ở nhà nuôi con, chuẩn bị các bữa cơm ngon lành cho ông một cách toàn tâm toàn ý.
Kết quả? Một ngày nọ Bernard đã bỏ Stacy để đi theo một nữ phóng viên có bộ dạng lôi thôi, lại lớn hơn ông hai tuổi, người mà chưa từng “định cư” ở đâu quá 5 năm.
Lý do? Cô phóng viên kia thú vị hơn bà vợ tận tuỵ nhưng “nhạt phèo”.
Kết luận của Shechtman là: tận tuỵ, vị tha gây ra nhàm chán.
Sự thực, Bernard có thể thuê một người giúp việc để làm tất cả những công việc hàng ngày của Stacy. Vai trò một người tình thú vị không thể được thay thế bởi vai trò người giúp việc. Và vì không nuôi dưỡng đời sống riêng của mình, Stacy đã vô tình đẩy Bernard ra khỏi cuộc đời bà.
4. Quan tâm tới con cái quá mức
Một số người vợ sau khi sinh con thì không thiết tha gì đến chồng. Muốn con mình trở thành thần đồng, họ sẵn sàng đưa con đi chơi thể thao, tập thể dục, học ca múa, phát triển năng khiếu… mà không nghĩ ngày cuối tuần bận rộn như thế làm nguội lạnh sự thân mật vợ chồng.
Vì thế, vợ chồng phải tạo điều kiện để dành thời gian cho nhau, kể cả khi con còn rất trẻ. Đề ra nguyên tắc không nói về con cái cho đến khi nào “xong việc của người lớn”. Nói tóm lại, trong phòng ngủ không xuất hiện đề tài con cái.
5. Không “nói chuyện tình cảm”
Bạn sẽ cãi “chúng tôi vẫn nói với nhau đấy chứ”. Nhưng liệu câu mào đầu “hôm nay có gì lạ không?” có mở màn cho một cuộc độc thoại, liệt kê một tràng những việc (nhàm chán) đã làm trong ngày hay một chuỗi phàn nàn về bạn hoặc về chàng?
Nếu có, bạn đã hiểu sai khái niệm “trò chuyện” rồi. Hãy nói với chàng một cách vui vẻ, bỡn cợt, có thể hơi “bình dân” một chút nhưng ngắn gọn, ngọt ngào. Thông cảm đúng nghĩa là tâm điểm của thân mật (và thân mật gợi hứng cho sex!).
Nếu bạn chưa biết cách “nói chuyện tình cảm” thì đây là bí quyết: tập trung vào cảm giác chứ không vào thông tin. Thay vì kể lể với chàng những gìi xảy ra trong ngày với bạn, hãy nói lên cảm nghĩ của bạn chỉ có 10 phút để nói chuyện với chàng, hãy biến 10 phút này thành cuộc trò chuyện có “chất lượng”.