Làm thế nào trẻ gắn bó với gia đình

Cha mẹ của các trẻ vị thành niên thường than thở rằng giữa họ và trẻ không có gì chung với nhau. Trẻ bỏ thời gian nhiều hơn cho cuộc sống riêng của chúng, với bạn bè, trường học và cả… hẹn hò.

  • 1
    Hãy kiên nhẫn
    Giai đoạn này quả là căng thẳng đối với các bậc cha mẹ nhưng thật ra rất tốt cho trẻ. Trẻ vị thành niên cần hoạch định những gì chúng muốn và cần từ các mối quan hệ và cuộc sống. Mặc dù trông như con bạn đang bị cuốn đi đâu mất, thật ra chúng đang khởi đầu việc tạo dựng một cách nhìn trưởng thành hơn về cuộc sống bên ngoài.
  • 2
    Quan tâm đến cuộc sống của trẻ
    Hãy tham dự các hoạt động thể thao và các buổi trình diễn văn nghệ của trẻ. Đề nghị giúp trẻ thực hiện các đề án trong trường học hay dẫn trẻ và bạn bè đi chơi công viên giải trí. Bạn vẫn là một người cha, người mẹ và hoàn toàn có thể có những giờ phút vui vẻ với con mình. Hãy hỏi thăm trẻ về bạn bè và các môn học của chúng, đồng thời cố gắng nói chuyện cởi mở với trẻ.
  • 3
    Lập những quy định nền tảng
    Hãy cho phép trẻ đi chơi với bạn bè khi nào trẻ còn tuân thủ quy định, đi về đúng giờ và không gây ra phiền toái. Con bạn cần phải có cảm giác bạn tin cậy chúng, do vậy bạn hãy tin tưởng chúng cho đến khi chúng phá vỡ quy định đã đề ra. Hãy giải thích cho trẻ hậu quả những hành động chúng đã làm và phạt chúng. Nếu bạn thẳng thắn, đâu ra đó, con bạn sẽ tôn trọng bạn.
  • 4
    Giao cho trẻ trách nhiệm đối với công việc nhà
    Bằng cách cho trẻ tham gia vào cuộc sống của nhà (phân công một số việc phù hợp) chúng sẽ tự động cảm thấy gắn bó hơn với gia đình.
  • 5
    Cho trẻ thời gian “biến mất” khỏi gia đình
    Mặc dù bạn nhớ con và mong muốn chúng dành thời gian cho gia đình nhiều hơn, nhưng vẫn phải chấp nhận thời điểm con ít chịu quẩn quanh bên cha mẹ, như hồi còn bé. Có thể đôi lúc bạn sẽ cảm giác ở lứa tuổi này sao trẻ lại “ích kỷ” thế. Nhưng sau một thời gian trải nghiệm với cuộc đời, chúng sẽ hiểu được bạn đã nỗ lực ra sao để có một gia đình tuyệt vời như vậy. Rồi chúng sẽ quay về, khi chúng đã sẵn sàng.
  • 6
    Tạo cho trẻ cảm giác thuộc về gia đình
    Gia đình chính là trải nghiệm đầu tiên của trẻ nhỏ với vai trò như một thành viên của một nhóm người trong xã hội. Chính vì vậy, hãy giúp con bạn cảm nhận rằng trẻ có giá trị và đáng được tôn trọng. Điều này sẽ mang lại cho trẻ cảm giác rằng bản thân mình thuộc về gia đình. Bên cạnh đó, trẻ sẽ ý thức được mình là một thành viên và cũng như những thành viên khác, mình cần phải góp sức làm cho tình cảm gia đình tốt đẹp hơn. Bằng sự “lôi kéo” này, những người làm cha mẹ có thể tác động đến con mình ý thức của con trẻ về tầm quan trọng của gia đình.
    Có thể hướng con đến những truyền thống của gia đình, bằng cách kể cho con nghe về tình yêu của ông bà, về thành công, sự học hành giỏi giang của cô chú, bác. Ông bà đã khó khăn như thế nào để nuôi dưỡng bố mẹ nên người. Hay hành trình của gia đình khi di cư từ quê gốc ra thành phố ra sao… Những điều này sẽ giúp con bạn nhận thức được “lịch sử” của gia đình cũng như biết quý trọng những thành quả mà tổ tiên đã gầy dựng.
  • 7
    Nói với con về giá trị của gia đình
    Các bậc cha mẹ nên kết hợp giá trị của gia đình mình với những chuẩn mực chung của xã hội và lồng ghép vào đó những bài học thực sự có ý nghĩa đối với con trẻ. Hãy cho các con thấy rằng gia đình không mang lại cho trẻ tình yêu thương, niềm tin, hy vọng mà còn là trường học hữu ích để chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống rộng lớn hơn. Hãy dành thời gian chia sẻ, giải thích cho con bạn về những giá trị chuẩn mực của gia đình và xã hội, trẻ sẽ có những nhận thức bước đầu về một con người hữu ích đối với gia đình và xã hội mình đang sống.

li.jsArticleStep{ list-style: none outside none; margin: 0; }div.stepNumber{ color: #C3C3C3; float: left; font: 30px ‘Georgia’; width: 30px; }div.stepContent{ line-height: 1.5; margin: 0 0 10px 30px; }p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }ul.how{ margin-bottom: 10px; }