Khoa học mới đây lần đầu quan sát được trường hợp tiến hóa ngược trong thế giới tự nhiên và nó xảy ra với một loài thằn lằn mang tên Zootoca vivipara.
Thằn lằn đẻ con hay đẻ trứng? Đáp án chắc chắn là đẻ trứng rồi! Nhưng trái với suy nghĩ của tất cả chúng ta, có một số loài thằn lằn trên đời đẻ được con. Một trong số đó là Zootoca vivipara – có nghĩa là “đẻ con” trong tiếng Latin.
Trên thực tế, khoa học vẫn luôn coi việc đẻ con là một hình thức sinh sản cao cấp hơn đẻ trứng. Zootoca vivipara vì thế luôn được đánh giá cao hơn các loài thằn lằn thông thường.
Loài thằn lằn đẻ trứng tại dãy Alps vốn là một nhóm thằn lằn đã đẻ trứng từ rất lâu rồi.
Tuy nhiên, có vẻ như sự đặc biệt của loài thằn lằn này không chỉ dừng lại ở đó. Mới đây, Zootoca vivipara đã làm được một việc tưởng như không thể xảy ra: bằng cách nào đó, chúng đã quay trở về hình thức đẻ trứng. Đây có thể coi là ví dụ tiêu biểu của “tiến hóa ngược” mà khoa học rất hiếm khi quan sát thấy.
Cụ thể, hiện tượng này xảy ra ở hai quần thể thằn lằn Zootoca vivipara, một tại biên giới Pháp và Tây Ban Nha, và một tại dãy Alps. Thoạt đầu các chuyên gia cho rằng chúng đại diện cho tổ tiên đẻ trứng của loài thằn lằn kỳ lạ này.
Loài thằn lằn tiến hóa ngược, từ đẻ con về đẻ trứng.
Để kiểm chứng, các nhà nghiên cứu đã thực hiện xét nghiệm di truyền trên hơn 70 cá thể thằn lằn cùng loài trên khắp châu Âu, nhằm vẽ ra được bản đồ tiến hóa của chúng. Và kết quả tìm ra lại phức tạp hơn những gì khoa học vẫn tưởng.
Theo đó, loài thằn lằn đẻ trứng tại dãy Alps vốn là một nhóm thằn lằn đã đẻ trứng từ rất lâu rồi. Nhưng với nhóm thằn lằn ở Tây Ban Nha, các bằng chứng cho thấy chúng mới tiến hóa tiếp để có lại khả năng đẻ trứng. Hay nói cách khác, chúng đã tiến hóa ngược.
Đây là một phát hiện rất thú vị. Năm 1893, nhà cổ sinh vật học Louis Dollo đã đưa ra học thuyết cho rằng quá trình tiến hóa là không thể đảo ngược, và nó vẫn được chấp nhận đến tận ngày hôm nay. Tức là nếu như một loài đã từ bỏ đi một tính trạng hoặc tập tính (như đẻ trứng), nó sẽ không thể có lại khả năng ấy, kể cả khi chúng được sống trong môi trường tương tự như trước khi tiến hóa.
Nhưng rõ ràng với phát hiện lần này, học thuyết ấy đã không còn chính xác nữa. Trên thực tế, loài thằn lằn Zootoca vivipara tiến hóa để đẻ con ở thời điểm tương đối gần – chỉ khoảng… 2 triệu năm trước. Điều này chứng tỏ, nhóm thằn lằn tiến hóa ngược tại Tây Ban Nha còn mới hơn nữa. Các chuyên gia cho rằng có thể chúng đã lưu trữ khả năng này trong ADN, và chỉ đến bây giờ mới bộc lộ nó ra.
Thằn lằn Zootoca vivipara tiến hóa để đẻ con ở thời điểm tương đối gần – chỉ khoảng… 2 triệu năm trước.
Đây cũng không phải lần đầu tiên có loài bò sát biết tiến hóa ngược. Ví dụ như chi rắn Erycinae, hầu hết các loài đều thuộc loại ovoviviparous (trứng nở sẵn trong bụng, tức là chúng đẻ con). Tuy nhiên, ít nhất 3 loài trong đó lại đẻ trứng, và khả năng này xuất hiện khoảng 60 triệu năm trước.
Có điều, trường hợp tiến hóa ngược trong thời gian gần như Zootoca vivipara thì đây là lần đầu tiên.
Theo Trí Thức Trẻ