Trong nghiên cứu mới đây của Nhật Bản, tế bào gốc lấy từ mầm răng có thể nhanh chóng phát triển thành mô gan hoặc xương.
Mầm răng (Ảnh minh họa từ trang web nước ngoài) |
Nhóm các nhà khoa học ở trường Đại học Osaka (Nhật Bản) và Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản về Chế tạo Tế bào đã thành công trong việc sửa gan và xương bị hư hoại ở chuột bằng cách sử dụng tế bào gốc lấy từ mầm răng khôn.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng mầm răng có thể chuyển thành tế bào xương, thần kinh hoặc gan bằng cách kích thích mầm răng bằng hoócmôn.
Trong thử nghiệm này, một con chuột bị rối loạn gan đã hoàn toàn bình phục sau 3 tuần con chuột đó được thay tế bào gốc mầm răng người.
Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết mầm răng biến mất khi răng được tạo thành, nhưng mầm răng khôn vẫn ở trong xương hàm cho đến khi con người lên 10 – 16 tuổi.
Phương pháp kích thích mầm răng bằng hoócmôn của các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra tế bào các cơ quan nhanh hơn cách sử dụng tế bào gốc từ tủy xương. Phương pháp mới này mang lại hy vọng cho việc phát triển những loại thuốc phục hồi dùng mầm răng khôn của người thu được trong điều trị chỉnh răng.
Minh Thương
Theo VietNamNet/Nhân dân nhật báo