Liên hợp quốc cảnh bảo về hiện tượng sa mạc hoá đang diễn ra trên thế giới

Liên hợp quốc cảnh bảo về hiện tượng sa mạc hoá đang diễn ra trên thế giới

Liên hợp quốc cảnh bảo về hiện tượng sa mạc hoá đang diễn ra trên thế giớiLiên hợp quốc cho biết hơn 250 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng sa mạc hóa đang diễn ra từ từ. Liên hợp quốc đang thúc giục việc tổ chức một hệ thống cảnh báo sớm để chống lại sự mở rộng của sa mạc.

Tại một cuộc họp gần đây, các quan chức cấp cao đến từ 179 quốc gia thành viên tham gia Công ước chống sa mạc hoá của Liên hợp quốc (UNCCD) đã ủng hộ lời kêu gọi tiến hành một cuộc nghiên cứu mới về sự thay đổi khí hậu, nguyên nhân của hiện tượng sa mạc hoá.

Michel Jarraud thư ký chung của hội nghị đã đề xuất việc phát triển một ngân hàng dữ liệu nhằm đảm bảo theo dõi có hệ thống sự thoái hoá của đất tại các khu vực bị tác động, hiểu rõ hơn và dự báo trước quá trình tiến triển và những tác động của hạn hán và sa mạc hoá.

Ông Michel Jarraud phát biểu tại phiên họp thứ 7 của các nước thành viên Công ước UNCCD được tổ chức tại Nairobi, Kenya. “Nghiên cứu về nguyên nhân và ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu và dự báo trước trong một thời kỳ dài là hết sức cần thiết, với một cái nhìn được hệ thống cảnh báo sớm cung cấp trước”.

Theo Liên hợp quốc, hiện nay trên thế giới có 6,3 tỷ người sống dựa vào chỉ 11% diện tích đất đai rộng lớn của trái đất không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng sa mạc hoá.

Các chuyên gia lo ngại rằng sự thiếu hụt lương thực thông lệ có thể trở nên tồi tệ hơn khi các sa mạc lấn hết vào diện tích đất trồng còn lại. Đặc biệt theo dự báo của các chuyên gia dân số trái đất sẽ lên tới 8,2 tỷ người vào năm 2020.

Jarraud cũng cho biết cuộc chiến đấu chống lại sự thoái hoá của đất là một vấn đề cấp bách được ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực cố gắng trên phạm vi toàn cầu nhằm bảo đảm an ninh lương thực và kế sinh nhai của hàng triệu người cư trú ở các vùng đất khô cằn trên thế giới.

Châu Phi, nơi cư trú của khoảng 800 triệu người là khu vực chịu ảnh hưởng lớn, với 43% sa mạc được cọi là khắc nghiệt của đại lục.

Kể từ hội nghị được tổ chức từ năm 1996 mới chỉ có 91 trong hơn 179 quốc gia thành viên tham gia hội nghị trình bày một cách đầy đủ kế hoạch hoạt động quốc gia nhằm chống lại hiện tượng sa mạc hoá.

Các nhà khoa học cho biết sự toả nhiệt của hiện tượng hiệu ứng nhà kính đã cảnh báo những thay đổi khí hậu.

Khí cácbon điôxít được sinh ra do đốt than, dầu và khí ga, chủ yếu toả ra từ các nhà ga và các phương tiện giao thông. Những khí thải này và các loại khí thải khác được gọi là khí phát ra của hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Chúng tập hợp lại trong bầu khí quyển, làm tăng nhiệt độ trung bình và mực nước biển toàn cầu.

Sự toả nhiệt đe doạ làm tan các khối băng ở Bắc cực, tăng thêm số lần và cường độ của các trận hạn hán, lũ lụt và các cơn bão trên toàn thế giới.

 

Theo 24h