Loài sinh vật kỳ lạ ở đáy đại dương

Loài sinh vật kỳ lạ ở đáy đại dương

Một con chuột biển (còn gọi là sâu biển) vừa bị một cơn bão đánh dạt lên bờ biển Kent (Anh). Thông thường, loài này được tìm thấy ở độ sâu hơn 2.000m.

Con chuột biển dài hơn 10cm này được phát hiện khi đang nằm giữa các viên sỏi và vỏ sò nhờ vào bộ lông sáng óng ánh của nó. Loài này có thể có chiều dài lên đến 30cm và thường sống ở dưới vùng liên triều ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Lưng của chúng được bao phủ bởi một lớp lông có màu đỏ ánh xanh trong một cơ chế bảo vệ đặc biệt.

Do không nhìn thấy đường nên chúng định vị bằng các xúc tu (phần phụ nhỏ có nhiều lông giống như mái chèo). Những xúc tu này giúp chúng tìm kiếm các xác chết và các sinh vật biển bị phân hủy. Chúng là loài lưỡng tính với các cơ quan chức năng sinh sản của cả hai giới tính được tìm thấy trong cùng một cơ thể và thường bị dạt vào bờ sau bão.

Loài sinh vật kỳ lạ ở đáy đại dương
Chú chuột biển bị bão đánh dạt vào bờ biển Kent. Loài chuột biển
này thường sống ở đáy đại dương nơi có độ sâu hơn 2000m.

 

Theo Báo Đất Việt