Thí nghiệm đảo ngược cho thấy thông minh không hề đảm bảo khả năng tồn tại. Tiến sĩ Kawecki nói: “Chúng tôi nuôi một số quần thể ruồi giấm rồi cho sinh sản đến 30 thế hệ với nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng để chúng thích nghi và phát triển tốt hơn. Chúng tôi sau đó đã đặt ra câu hỏi với khả năng học tập của chúng. Kết quả là khả năng học tập suy giảm”.
Khả năng học không chỉ gây hại cho ruồi giấm khi còn nhỏ. Trong một bài viết xuất bản trên tờ Evolution, Kawecki và đồng nghiệp công bố kết quả những con ruồi học nhanh của họ có tuổi thọ ngắn hơn 15% so với những con ruồi không trải qua thí nghiệm với thạch trộn thuốc đắng. Những con ruồi trong thí nghiệm về khả năng tồn tại lâu lại giảm 40% khả năng học tập so với những con ruồi bình thường.
Kawecki nói: “Chúng tôi không biết cơ chế này là gì”.
Từ một thí nghiệm khác, ông và đồng nghiệp nhận thấy học tập quá nhiều lại gây hại. Họ dạy một số con ruồi học nhanh làm quen với chấn động mạnh. “Những con ruồi này chết nhanh hơn đến 20% so với những con khác có cùng hệ gen nhưng không bị bắt học.”
Hình thành mối liên hệ giữa các nơron thần kinh có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Cũng có thể gen khuyến khích học tập nhằm phát triển nhanh hơn, tồn tại lâu hơn đã gây ra biến đổi.
Tiến sĩ Dukas phát biểu: “Chúng ta sử dụng bộ nhớ máy tính gần như là miễn phí nhưng thông tin sinh học thì lại có giá của nó. Ông thêm rằng cái giá phải trả mà tiến sĩ Kawecki đề cập không phải là tình thế bất lợi của con vật. “Mà nó có nghĩa là bắt đầu cuộc sống không hề có chút kinh nghiệm trong tay”.
Khi con chim rời tổ, nó cần thời gian học cách tìm thức ăn và tránh kẻ thù. Kết quả là, chúng dễ bị đói và bị ăn thịt. Tiến sĩ Dukas tranh luận rằng học tập tiến hóa đến mức độ cao hơn chỉ khi đó là một cách hữu hiệu nhằm phản ứng với môi trường chứ không phải là những phản ứng tự động.
Ông nói: “Dựa vào thông tin đặc trưng về thời điểm và nơi chốn là rất tốt”. Một số loài ong chỉ sống nhờ một loài hoa nhất định. Chúng có thể tìm được nhiều mật hóa nhờ những chỉ dẫn tự động. Những con ong khác thích nghi với nhiều loài hoa, mỗi loài một dáng vẻ một mùa nở rộ riêng. Việc học tập có thể là một chiến lược hiệu quả trong những trường hợp như thế.
Các nhà khoa học đã thực hiện một vài nghiên cứu nhằm kiểm định ý kiến này. Một trong số đó đã được các nhà khoa học đại học London xuất bản năm nay. Nghiên cứu đó cho thấy những tổ ong mật học nhanh thu được mật hoa nhiều hơn đến 40% các tổ học chậm.
Tiến sĩ Kawecki cho rằng mỗi loài tiến hóa cho đến khi chúng đạt đến trạng thái cân bằng giữa lợi ích cũng như hậu quả của việc học. Thí nghiệm của ông chứng minh rằng ruồi giấm có khả năng di truyền để trở nên thông minh hơn trong môi trường hoang dã. Nhưng chỉ trong điều kiện phòng thí nghiệm thì tiến hóa mới thực sự phát triển theo hướng đó. Trong tự nhiên, bất cứ một sự tiến bộ nào trong học tập đều mang lại hậu quả quá lớn.
Tiến sĩ Kawecki và tiến sĩ Dukas cùng đồng ý rằng các nhà khoa học cần phải chỉ rõ sự thỏa hiệp này, họ sẽ phải đánh giá tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống của mỗi loài. Khi nắm được rõ hơn, khoa học sẽ hiểu được nhiều hơn về năng khiếu học tập của loài người.
“Con người đã đạt đến đỉnh điểm”, Dukas nói, về cả khả năng học của loài cũng như cái giá của khả năng đó. Tổng kích cỡ bộ não của con người đòi hỏi phải tiêu thụ đến 20% tổng năng lượng lúc nghỉ ngơi. Bộ não của trẻ sơ sinh cũng lớn đến nỗi nó có thể ẩn chứa nguy cơ cho cả bà mẹ và em bé mới sinh. Trong khi trẻ sơ sinh cũng bé nhỏ đến mức hoàn toàn vô vọng trong việc cứu chữa. Con người phải mất nhiều năm để học cách tự lập.
Theo tiến sĩ Kawecki, việc tìm hiểu liệu con người có phải trả một cái giá còn chưa bộc lộ nào khi học tập ở mức độ cao là rất có giá trị. “Từ đây chúng ta có thể suy ra một số căn bệnh chính là sản phẩm phụ của trí thông minh”.
Lợi ích của việc học tập chắc chắn là rất lớn cho quá trình tiến hóa để vượt qua mọi hậu quả. Với nhiều loài, học tập chủ yếu giúp chúng tìm được thức ăn hoặc bạn tình. Nhưng con người lại sống trong một xã hội phức tạp nên việc học mang lại rất nhiều lợi ích.
Tiến sĩ Kawecki cho biết: “Nếu bạn sử dụng trí thông minh của mình để trở nên vượt trội thì sẽ hình thành một cuộc đua. Mặc dù chẳng có một giới hạn tối ưu tuyệt đối nào nhưng bạn phải giỏi hơn những người khác”.
— Phần 1 —