Các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân khiến cho các ngón chân trong động vật móng guốc có sự ghép nối.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc ĐH Basel (Thụy Sĩ) đã xác định được sự biến đổi gene – chìa khóa để thích nghi tiến hóa các chi trong bộ động vật móng guốc.
Theo đó, sự đa dạng tiến hóa đã làm cho số lượng các ngón chân trong động vật móng guốc như bò, lợn bị giảm và chuyển đổi thành móng ghép nối.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy các mẫu hóa thạch động vật móng guốc nguyên thủy thường có 5 ngón chân, giống như những chú chuột hiện đại và con người. Trong quá trình tiến hóa, cấu trúc xương chi cơ bản đã thay đổi đáng kể và rút xuống còn 4 ngón chân, ngón thứ hai và thứ 5 ở lợn ghép lại thành một.
Xương móng chân của bò thường chẽ ở hai phía đối xứng nhằm cung cấp lực kéo tốt khi đi bộ và chạy trên nhiều địa hình khác nhau.
Giáo sư Rolf Zeller thuộc ĐH Basel đang nghiên cứu sự thích nghi tiến hóa của những động vật bộ móng guốc. Ông cùng đồng nghiệp đã so sánh hoạt động các gene trong phôi chuột và gia súc để theo dõi sự phát triển của ngón tay, ngón chân từ phôi thai.
Sự phát triển các chi trong cả hai loài ban đầu rất giống nhau nhưng sự khác nhau chỉ trở nên rõ ràng khi các chủ thể phát triển tay chân, dựa vào yếu tố gene như gene hox. Các chủ thể đã kích hoạt sự chuyển đổi của cả gene điều phối Patched1.
Rolf Zeller cho biết: “Những thay đổi di truyền ảnh hưởng đến sự hình thành tay chân của động vật bộ móng guốc hay ngay cả động vật có vú khác khoảng 55 triệu năm trước đây”.
Nghiên cứu này đã cung cấp thêm nhiều tư liệu quý giá giúp các nhà khoa học hiểu hơn về lịch sử tiến hóa bộ móng của động vật ngày nay.