Một vụ nổ siêu tân tinh sẽ tống ra không gian vô số đám mây bụi khổng lồ. Những đám mây này chứa nhiều sắt và chuyển động với vận tốc rất nhanh. Các nhà khoa học Israel cho rằng chính chúng là thành phần đã cấu thành lõi Trái đất.
Nguồn gốc của lõi Trái đất
Nghiên cứu do tiến sĩ Dr Danny Tsebrenko và tiến sĩ Dr Noam Soaker của Viện Công nghệ Israel thực hiện. Siêu tân tinh là vụ nổ xuất hiện vào thời khắc diệt vong của các ngôi sao, khi chúng đã đốt cháy hết năng lượng bên trong và nổ tung.
Một đám mây bụi lớn sau vụ nổ siêu tân tinh – (Ảnh chụp màn hình NASA)
Các nhà nghiên cứu đã dùng một máy tính cực mạnh để mô phỏng vụ nổ siêu tân tinh. Họ phát hiện một số siêu tân tinh có chứa lượng sắt khổng lồ lớn gấp mấy lần khối lượng sao Mộc, hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời.
Sau khi nổ, những gì còn sót lại của siêu tân tinh là những đám tinh vân khồng lồ chứa nhiều bụi và khí, trong đó có các đám mây chứa sắt rất lớn. Chúng bị bắn ra tứ tán, xuyên qua không gian, tỏa đi khắp nơi trong vũ trụ và có thể tạo thành lõi của những hành tinh như Trái đất, các nhà khoa học cho biết.
Các hành tinh và thiên thể được được cấu thành từ những nguyên tố nặng như sắt, natri, canxi. Các ngôi sao có thể tạo ra các nguyên tố này trong lòng của nó và phát tán đi khắp vũ trụ bằng vụ nổ siêu tân tinh. “Phần lớn sắt trên Trái đất bắt nguồn từ các siêu tân tinh”, tiến sĩ Soker khẳng định.
Theo Thanh Niên