Năm 1902, một nhà khoa học đã dùng tính từ “ngốc” để diễn tả loài lợn biển và khẳng định rằng chúng có bộ não với bề mặt trơn láng tương tự như bộ não của những kẻ ngốc. Từ đó loài lợn biển còn gọi là ‘’bò biển’’ được xem là một loài động vật biển to có vú suốt ngày chỉ biết gặm cỏ dưới nước.
Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm ở lợn biển Hugh thuộc bang Florida (Mỹ) đã chứng minh rằng con vật này có trí thông minh. Nó có khả năng phát hiện những tiếng động dưới biển, ví dụ như phát ra từ chân vịt của tàu thủy. Các thử nghiệm khác cho thấy hoạt động bộ não của nó rất phức tạp.
Theo tác giả nghiên cứu Roger Reep thuộc Trường Thú y Florida, bên trong bộ não lợn biển cũng phức tạp tương tự như bộ não của các loài động vật khác. Nó không có vẻ bất thường hay bị thiếu. Tất cả các tế bào đều ở đúng chỗ.
(Ảnh: universe-review) |
Theo ông Reep, bề mặt trơn láng của bộ não lợn biển không nói lên điều gì. Thậm chí nó đã từng được huấn luyện để phản ứng với những tiếng rít phát ra từ các loa dưới biển, có khả năng nhận dạng chiếc loa nào trong số tám loa đã phát ra âm thanh này.
Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng thị giác của lợn biển có vẻ hạn chế mặc dù chúng có thể phân biệt màu sắc, một điều hiếm thấy ở loài động vật biển có vú. Thử nghiệm trên bộ não cũng chứng minh chúng có khả năng ghi nhớ những cuộc hành trình di chuyển và các nguồn nước uống được.
Các nhà khoa học đã nghĩ sai từ lâu rằng não bộ có những khe rãnh tương tự như não bộ của cá heo và người là dấu hiệu của trí thông minh.
Theo Đài TH Tp. Hồ Chí Minh