Lúa mì bị lão hóa sớm vì biến đổi khí hậu

Lúa mì bị lão hóa sớm vì biến đổi khí hậu

Sự ấm lên toàn cầu có thể làm lúa mì bị lão hóa sớm và giảm sản lượng thu hoạch trên toàn thế giới, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change.

>>>Phát hiện gen đột biến Eibi1 ở cây lúa mạch hoang dã

Trung tâm nghiên cứu cải tiến chất lượng Ngô và Lúa mì (CIMMYT) cho biết lúa mì – loại cây trồng được trồng rộng rãi nhất trên trái đất được thu hoạch tại các vùng ôn đới trên hơn 220 triệu ha. Tại một số quốc gia, hạt lúa mì chất lượng chứa đến 50% lượng calo và 20% dinh dưỡng protein.

Lúa mì bị lão hóa sớm vì biến đổi khí hậu

Năm 2010, hạn hán và cháy rừng ở Nga đã đẩy giá ngũ cốc trên toàn thế giới tăng cao trong 2 năm liên tiếp. Đây là sự cảnh báo đối với nguồn cung cấp lương thực liên quan đến biến đổi khí hậu.

Thí nghiệm trong nhà kính cho thấy nhiệt độ tăng, đặc biệt vào thời điểm cuối mùa vụ có thể làm lúa mì tăng quá trình lão hóa.

Ông David Lobell, trưởng nhóm nghiên cứu và đồng nghiệp tại đại học Stanford tiếp tục thử nghiệm nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ trên lúa mì. Họ phát hiện nếu nhiệt độ tăng trung bình 2,0 độ C có thể rút ngắn 9 ngày quan trọng trong quỹ thời gian sinh trưởng và phát triển của lúa mì. Điều này làm giảm đến 20% tổng sản lượng thu hoạch.

“Những kết quả này cho thấy một thách thức lớn đang đe dọa sản lượng lúa mì. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu để lúa mì có thể thích nghi tốt và đủ sức chống chọi trong những ngày nắng nóng”. các chuyên gia kết luận.

Theo Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tuyên bố đề ra mục tiêu chung dài hạn cho các quốc gia trên thế giới là hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất tối đa là 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

 

Theo Trần Mạnh Hồng (Zeenews)