Lương Nguyên Đế (梁元帝), tên thật là Tiêu Dịch (chữ Hán: 蕭繹; 508 – 555), là vị vua thứ 3 của nhà Lương thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 552 đến năm 555.
Tiêu Dịch tên tự là Thế Thành (世誠), lúc nhỏ còn có tên là Thất Phù, con trai thứ 7 của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Khi lên 6 tuổi, Tiêu Dịch đã được phong tước Tương Đông vương.
Lớn lên, ông được vua cha sai trấn thủ Hình Châu. Sau đó, Tiêu Dịch đồng thời là Đô đốc các châu Hình, Ung, Tương, Ty, Trình, Ninh, Lương, Nam Bắc Tần, Trấn Tây Tướng quân. Địa phận do Tiêu Dịch quản lý gồm: Phía Đông kéo dài đến phần đất tiếp giáp giữa tỉnh Hồ Bắc và Giang Tây ngày nay; phía Nam đến biên giới Hồ Nam, Vân Nam; phía Bắc đến Tương Dương; phía Tây đến Hán Trung thuộc Thiểm Nam, những trấn trọng yếu thuộc thượng lưu sông Trường Giang đều nằm trong sự cai quản của Tiêu Dịch. Từ đời Đông Tấn, các chính quyền Nam triều đều dựa vào thế lực quân sự của hai châu Dương Châu và Hình Châu mà tồn tại, phát triển.
Tháng 11 âm lịch năm 552, Tiêu Dịch xưng đế ở Giang Lăng (Kinh Châu, Hồ Bắc), tức Lương Nguyên Đế.
Từ Chiệu Bội là một người phụ nữ đa tình. Hình minh họa. |
Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch vốn được biết tới là một vị vua hết sức am hiểu thi ca, âm luật, viết chữ đẹp song lại có ngoại hình không được ưa nhìn với một bên mắt bị mù. Trong khi đó, vợ cả của ông Từ Chiêu Bội được biết tới là một mỹ nữ sắc nước hương trời, được rất nhiều đàn ông thèm muốn. Cuộc sống hôn nhân của cả hai người vốn chẳng hề mặn nồng, đặc biệt là trong đời sống tình dục.
Dung mạo không được tuấn tú của vị vua nhà Lương luôn khiến Từ Chiêu Bội cảm thấy bất mãn và vì thế bà luôn chỉ trang điểm một nửa khuôn mặt mỗi lần gặp ông. Sau khi bị Tiêu Dịch xa lánh, vị nương nương này bắt đầu tìm tới người tình đầu tiên là một hòa thượng phong lưu có tên Trí Viễn ở chùa Dao Quang tại Kinh Châu. Tuy nhiên, việc liên tục phải tìm cách ra khỏi cung để tìm tới chùa Dao Quang dần tỏ ra bất tiện và Từ Chiêu Bội bắt đầu chuyển sang để ý tới vị đại thần trong triều là Ký Quý Giang, một con người có vẻ ngoài hết sức khôi ngô, tuấn tú. Cả hai thường gặp nhau lén lút mỗi dịp Quý Giang được mời vào cung.
Chưa dừng lại ở đó, Từ Chiêu Bội còn hẹn hò với một thi nhân đương thời nổi tiếng khác là Hạ Huy. Vốn đã bị nhà vua ghẻ lạnh từ lâu, thậm chí người phụ nữ còn công khai đi lại với “người tình” trước mắt bàn dân thiên hạ. Những việc làm của Từ Chiêu Bội ngày càng khiến Tiêu Dịch tức giận và ông đã mượn cớ vu oan vợ mình hãm hại một cung nữ để bắt bà phải tự vẫn. Sự trả thù của vị vua nhà Lương còn tiếp tục với việc trả xác người phụ nữ này về nhà bố mẹ đẻ. Tiếp đó, ông còn tự tay viết lại câu chuyện trăng hoa của Từ Chiêu Bội để toàn dân thiên hạ được biết.
Chiêu Tín – Ác phụ được mệnh danh “Quái vật của lịch sử TQ”
(Khám phá) – Chuyện bị bại lộ, Lưu Khứ bắt Chiêu Bình ra dùng khổ hình tra khảo. |
Nguồn: Lan Hương/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.