Lụy tình, hoàng đế Lý Trị mất cả giang sơn vào tay mỹ nhân

Lụy tình, hoàng đế Lý Trị mất cả giang sơn vào tay mỹ nhân

Đường Cao Tông (Lý Trị) sinh ngày 21 tháng 7 năm 628 ở thành Trường An. Ông là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông và con trai thứ ba của Văn Đức hoàng hậu Trưởng Tôn thị, lúc đó Đường Thái Tông đã lên ngôi được 2 năm. Theo thân thế, ông là em ruột cùng cha cùng mẹ của Phế Thái tử Lý Thừa Càn và Ngụy vương Lý Thái. Là vị hoàng đế thứ 3 của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 649 đến năm 683, tổng cộng 34 năm.

Lụy tình, hoàng đế Lý Trị mất cả giang sơn vào tay mỹ nhân
Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên trong phim cổ trang “Võ Tắc Thiên”

Đường Cao Tông trị vì đất nước sau một cuộc đại hưng thịnh từ thời Đường Thái Tông, tương đối kế thừa tốt đẹp. Ông giữ biên cương và mở rộng phát triển hơn, qua các cuộc chinh phạt Cao Câu Ly, Bách Tế, Tây Đột Quyết….khiến uy thế Đại Đường vững chắc. Tuy nhiên, từ những năm 670 thì những thành tựu đạt được đều bị thua về tay Tân La và Thổ Phiên, và các vùng chiếm đóng ở biên cương nhiều lần nổi dậy làm phản khiến triều đình phải đánh dẹp luôn, quốc lực nhà Đường trở nên cạn kiệt buộc phải hòa hoãn.

Trong hậu cung, ông sủng ái Võ Chiêu nghi và lập làm Hoàng hậu. Võ hoàng hậu từ đó xen vào triều chính, Cao Tông vốn sủng ái bà nên nhất quyết nghe theo. Từ năm 660, Cao Tông bị đột quỵ, sức khỏe ngày một suy kém, mới giao quyền trong triều cho Võ hậu. Ông và Võ hậu cùng lâm triều, được tôn xưng là Nhị thán, tự xưng là Thiên Hoàng và Võ hậu được xưng là Thiên Hậu . Võ hoàng hậu dần dần nắm hết mọi quyền hành, không chế cả con ruột là Lý Hoằng và Lý Hiền, có thuyết cho rằng việc 2 Hoàng tử này chết sớm đều do Võ hoàng hậu hạ thủ.

Lụy tình, hoàng đế Lý Trị mất cả giang sơn vào tay mỹ nhân
Đường Cao Tông trong sử sách

Mất giang sơn vì nuông chiều mỹ nhân

Võ Tắc Thiên (624 – 705) hơn Thái tử Lý Trị 4 tuổi. Năm 635, bà được đưa vào cung và trở thành Võ Tài Nhân, một trong những người thiếp của Đường Thái Tông.

Tuy nhiên, giữa hai người dường như đã dành cho nhau những tình cảm nhất định. Đó là lý do mà sau này, khi Võ Tài Nhân buộc phải quy y cửa Phật, Đường Cao Tông đã gọi bà về và cưới làm phi.

Theo các nhà sử học, nếu dựa vào nghi lễ Nho giáo, đây là điều không thể chấp nhận vào thời đó. Phần lớn đều đồng ý chắc chắn Cao Tông và Võ Mị Nương đã thầm yêu nhau từ trước đó, cộng thêm sự ủng hộ của Vương Hoàng Hậu – vợ của Lý Trị khi ấy nên Võ Hậu mới được gọi về cung.

Lụy tình, hoàng đế Lý Trị mất cả giang sơn vào tay mỹ nhân
 

Sự kiện trên chính là bước ngoặt đối với cả Cao Tông và Võ Mị Nương. Kể từ khi về được cung, Võ Mị Nương từng bước chiếm được niềm tin của Lý Trị, leo lên ngôi Hoàng Hậu, sau đó là Thiên Hậu.

Đường Cao Tông thì sức khỏe ngày một suy yếu, để Võ Tắc Thiên lộng quyền. Có tích còn nói, Cao Tông có lúc bị đau đầu do phải uống quá nhiều thuốc kích thích Võ Hậu dâng lên. Năm 664, Cao Tông cũng đã có ý định phế Hậu nhưng bất thành, khiến trung thần Thượng Quan Nghi bị chém đầu, thái tử Lý Trung phải uống rượu độc.

Hiển Khánh là niên hiệu của Lý Trị, được sử dụng từ năm 656. Vì vậy, dân chúng có câu: “Cao Tông là Thiên Hoàng, Tắc Thiên là Thiên Hậu” và gọi là “Nhị thánh” trong cung.

Hai chữ “Tắc Thiên” có nghĩa: “Tắc” là phép tắc, tức pháp luật. “Thiên” là trời, tức Võ Tắc Thiên là người “thay trời hành đạo”.

Dần dà, Cao Tông nghe lời vợ mù quáng tới mức phế các Thái tử là như Lý Hiền, để con trai Lý Hoằng chết không rõ nguyên nhân…

Tháng 12 năm 683, Đường Cao Tông lâm bệnh nặng ở Lạc Dương, bèn triệu Hoàng thái tử Lý Hiển từ Trường An về Lạc Dương, trao di chiếu và giao cho đại thần Bùi Viêm phụ chính. Ngày 27 tháng 12 năm 683, Đường Cao Tông băng hà ở điện Trinh Quan, Lạc Dương, hưởng thọ 56 tuổi.

Lụy tình, hoàng đế Lý Trị mất cả giang sơn vào tay mỹ nhân
Toàn cảnh lăng mộ của Đương Cao Tông và Võ Tắc Thiên

Thi hài của Cao Tông được an táng ở Càn lăng, thụy hiệu đầy đủ là Thiên Hoàng Đại Thánh Đại Hoằng Hiếu hoàng đế

Thái tử Lý Hiển nối ngôi, tức là Đường Trung Tông. Võ hoàng hậu trở thành Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ quyền lực trong triều. Bảy năm sau, Thiên Hậu chiếm được thực quyền, nhanh chóng trở thành Hoàng đế và mở ra thời nhà Chu.

Nguồn gốc câu nói
Nguồn gốc câu nói “vừa nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến liền”
(Khám phá) – “Nhắc đến Tào Tháo, Tào Tháo đến” là câu nói cửa miệng rất phổ biến không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà ngay cả ở Việt Nam.
Truyền thuyết bí ẩn xoay quanh về Vạn Lý Trường Thành
Truyền thuyết bí ẩn xoay quanh về Vạn Lý Trường Thành
(Khám phá) – Ngoài kiến trúc hùng vĩ, có giá trị lịch sử, xung quanh Vạn Lý Trường Thành tồn tại rất nhiều truyền thuyết kì lạ.

Nguồn: Thu Trang (t/h)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.