Những lời khuyên có thể giúp bạn tìm ra một giải pháp mới để gỡ rối vấn đề kinh doanh, thậm chí là cứu cả công ty của bạn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau bạn đã bỏ qua những lời khuyên một cách đáng tiếc. Hãy tìm hiểu các lý do đó là gì và tham khảo một vài gợi ý để việc xin lời khuyên đem lại hiệu quả thực sự.
Có ít nhất 6 lý do khiến doanh nghiệp bỏ qua các lời khuyên và không coi trọng việc làm này.
1. Các doanh nhân hiện đại có nhiều áp lực và nhạy cảm với các lời khuyên.
Họ cảm thấy những lời khuyên không giải quyết được gì. Những giải pháp được đưa ra có thể khiến họ bị bao vây, kiệt sức, phân tán tư tưởng, thiếu quyết đoán và quyết định sai lầm. Do đó, họ dễ dàng gạt bỏ một lời khuyên sang một bên.
2. Không dễ tìm được đúng người để hỏi
Công nghệ và cuộc sống hiện đại cho phép các doanh nhân tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ sách, báo, tạp chí online. Các kiến thức về kinh doanh, quản lý doanh nghiệp chưa bao giờ trở nên dồi dào đến thế. Các guru giúp tư vấn doanh nghiệp cũng nhiều vô kể. Nhưng liệu bạn có tìm được ai đáng tin cậy để xin lời khuyên, hay doanh nhân sẽ bị ngập trong những lời khuyên sáo rỗng đó trước khi doanh nghiệp bị phá sản? Thực tế cho thấy, không dễ tìm được đúng người để hỏi.
3. “Viên đạn bạc” không thể cứu được doanh nghiệp trong đà phá sản
Đây là tâm lý chung của những người đang ở trong tình trạng bế tắc, tuyệt vọng và ở mức đường cùng. Họ nghĩ, mọi việc coi như đã xong. Một lời khuyên không thể thay đổi tình hình.
4. Những người lạc quan có niềm tin đủ lớn để thay đổi tình hình
Với những người lạc quan và có khả năng chèo lái tình hình, họ chỉ tin vào bản thân mình và nghĩ rằng họ sẽ nhanh chóng kiếm được 1 triệu đô la thôi. Vậy nên, dù có gặp nhiều thất bại, họ vẫn tiếp tục làm việc, thay vì dừng lại để đi xin một lời khuyên.
5. Doanh nhân vốn không phải là người thích xin lời khuyên và giúp đỡ
Bản tính của một doanh nhân là ham học hỏi nhưng họ lại không giỏi trong việc thừa nhận họ cần giúp đỡ hoặc thừa nhận họ cảm thấy bị tổn thương khi xin một lời khuyên. Vậy nên, họ không hay đi kể lể về khó khăn và yêu cầu ai đó cho đưa ra một lời khuyên.
6. Khi thất bại, họ cảm thấy xấu hổ và muốn che giấu
Đây là một vấn đề thuộc về cảm xúc. Mỗi thất bại là một bài học. Họ biết được giới hạn của bản thân, cảm thấy xấu hổ, muốn yên tĩnh để che giấu cảm xúc, thay vì đi tìm một lời khuyên.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những câu chuyện vượt lên số phận và lời khuyên của những doanh nhân thành đạt có thể truyền hứng và động lực lớn cho chúng ta, đặc biệt là trong lúc khó khăn. Tùy vào từng vấn đề công việc cụ thể, bạn cần gặp những người khác nhau, chia sẻ câu chuyện và thăm dò họ theo nhiều hướng khác nhau để có được một lời khuyên chân thành hay tế nhị. Nhưng chung quy lại, có một vài quy tắc bất di bất dịch mà bạn cần biết khi xin lời khuyên của ai đó, đó là:
• Xin lời khuyên gián tiếp bằng cách kết nối với khách hàng và tìm hiểu suy nghĩ, đánh giá của họ về sản phẩm của bạn
• Đừng hỏi những người không đáng tin cậy
• Hãy suy nghĩ thấu đáo về thời gian tung ra sản phẩm mới
• Phân tích lời khuyên, cân nhắc sử dụng và kết hợp các lời khuyên lại với nhau
• Có thể bỏ qua các lời khuyên nếu thấy chúng không hợp lý
• Đừng quên cảm ơn khi được khuyên
Kết
Hãy bắt đầu cải thiện công việc của bạn bằng việc đánh giá cao tác dụng của những lời khuyên. Tiếp đó, luôn nhớ rằng không lời khuyên nào có thể giúp bạn trở thành tỉ phú sau một đêm. Lời khuyên cũng không phải là phép màu, sau khi nghe xong mọi thứ sẽ trở thành hiện thực. Bạn chỉ có thể tham khảo lời khuyên và hành động dựa vào lời khuyên. Nếu bạn thành công, hãy cảm ơn vì đã có một lời khuyên tốt và đừng quên rút ra bài học từ cách vận dụng lời khuyên đó.
Nguyễn Mai – Nguồn: Forbes
Xem thêm:
8 lý do ngớ ngẩn khiến bạn trượt phỏng vấn xin việc
Cay đắng vì bị trưởng phòng lừa mất “cái ngàn vàng”
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.